Thuốc chống đông máu gồm những loại nào? Lưu ý quan trọng khi sử dụng để tránh hậu quả đáng tiếc
Thuốc chống đông máu là gì?
Thuốc chống đông máu là nhóm dược phẩm có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các biến chứng tim mạch. Mặc dù thuốc chống đông máu còn được gọi là “thuốc làm loãng máu,” nhưng thực tế, những loại thuốc này không làm thay đổi độ đặc của máu mà chỉ hạn chế quá trình đông máu diễn ra.
Sự xuất hiện của cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở dòng máu đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi, não, làm gia tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, các bác sĩ thường kê đơn thuốc chống đông máu cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành huyết khối.
Cục máu đông làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não
Cơ chế hoạt động của thuốc chống đông
Cơ thể duy trì sự cân bằng giữa quá trình đông máu và cơ chế chống đông tự nhiên. Nếu máu không đông khi cần thiết, nguy cơ mất máu nghiêm trọng có thể xảy ra. Ngược lại, sự hình thành quá mức của cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, thuyên tắc phổi hay nhồi máu cơ tim.
Thông thường, quá trình đông máu đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu và bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp vết thương hồi phục. Tuy nhiên, thuốc chống đông máu hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình này, ngăn cản sự hình thành cục máu đông. Tùy vào từng loại thuốc, cơ chế tác động có thể khác nhau, nhưng mục tiêu chung là kiểm soát nguy cơ huyết khối, giảm thiểu biến chứng do tắc nghẽn mạch máu gây ra.
Các loại thuốc chống đông máu phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số nhóm thuốc chống đông được sử dụng phổ biến:
1. Nhóm thuốc chống đông kháng vitamin K
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, có nhiều trong các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh… Thuốc chống đông kháng vitamin K, điển hình là warfarin, có tác dụng ức chế hoạt động của vitamin K, từ đó làm giảm khả năng hình thành cục máu đông.
Warfarin là một trong những loại thuốc chống đông phổ biến nhất hiện nay, hoạt động bằng cách ức chế enzyme vitamin K epoxide reductase (VKOR). Enzyme này cần thiết để kích hoạt các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K như yếu tố II, VII, IX, X và protein C, S. Vì có phạm vi điều trị hẹp, warfarin dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn, thuốc khác và đột biến gen VKOR. Do đó, bệnh nhân sử dụng thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Thuốc chống đông máu cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
2. Nhóm thuốc chống đông máu đường uống
Thuốc chống đông máu đường uống mang lại hiệu quả nhanh, có thời gian tác dụng ngắn hơn so với thuốc đối kháng vitamin K. Nhóm thuốc này bao gồm các phân tử nhỏ có khả năng liên kết với vị trí xúc tác của FXa hoặc thrombin, từ đó ngăn chặn quá trình cắt và kích hoạt cơ chất của chúng. Cơ chế này giúp mở rộng phạm vi điều trị, giảm nhu cầu theo dõi sát sao và hạn chế nguy cơ tương tác thuốc.
Nhóm thuốc này được chia thành hai loại chính: Rivaroxaban, apixaban, edoxaban tác động chọn lọc lên yếu tố Xa; trong khi dabigatran ức chế trực tiếp thrombin (yếu tố II). Sử dụng nhóm thuốc này có thể không cần xét nghiệm máu thường xuyên, đồng thời bệnh nhân nên lưu ý đến hàm lượng vitamin K trong chế độ ăn.
3. Nhóm thuốc Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) và Heparin không phân đoạn (UFH)
Heparin không phân đoạn (UFH) tạo liên kết với antithrombin III, từ đó vô hiệu hóa nhiều yếu tố đông máu khác nhau. UFH có tác dụng nhanh, thời gian bán hủy ngắn và thường được theo dõi thông qua xét nghiệm aPTT (Thromboplastin từng phần được kích hoạt). Nhờ khả năng thúc đẩy hoạt động của antithrombin lên đến 1000 lần, UFH trở thành một trong những thuốc chống đông máu có hiệu quả mạnh mẽ.
Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH), bao gồm enoxaparin, dalteparin, tinzaparin và nadroparin, có thời gian tác dụng kéo dài hơn UFH và thời gian bán hủy cũng lâu hơn. LMWH được tạo ra bằng cách tách nhỏ phân tử Heparin không phân đoạn, chỉ giữ lại khoảng 1/3 kích thước ban đầu. Mặc dù cơ chế hoạt động của LMWH và UFH tương tự nhau, nhưng LMWH có ít tác dụng phụ hơn và mang lại hiệu quả chống đông máu ổn định hơn.
LMWH được tiêm dưới da với liều cố định, không cần theo dõi thường xuyên các chỉ số đông máu, giúp bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà trong trường hợp huyết khối tĩnh mạch.
Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) được tiêm dưới da với liều dùng cố định
4. Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là một loại thuốc giúp hạn chế sự hình thành cục máu đông trong cơ thể, tương tự như thuốc chống đông máu. Tuy nhiên, thay vì ngăn chặn quá trình đông máu, nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế khả năng liên kết của các tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Một trong những loại thuốc chống tiểu cầu phổ biến nhất là Aspirin.
Nhóm thuốc này thường được sử dụng để phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông ở những bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và các tình trạng tim mạch khác.
5. Một số nhóm thuốc chống đông máu khác
Fondaparinux là một phân tử nhỏ được thiết kế dựa trên thành phần hoạt tính của heparin, thuộc nhóm thuốc ức chế chọn lọc yếu tố FXa thông qua cơ chế phụ thuộc antithrombin. So với Heparin trọng lượng phân tử thấp và Heparin không phân đoạn, Fondaparinux có đặc tính dược động học ổn định hơn, giúp hạn chế nhu cầu theo dõi và điều chỉnh liều.
Argatroban là một dẫn xuất của L-arginine, hoạt động bằng cách phong tỏa trực tiếp vị trí xúc tác của thrombin mà không phụ thuộc vào antithrombin.
Bivalirudin là chất ức chế thrombin trực tiếp, được sử dụng như giải pháp thay thế heparin trong điều trị bệnh nhân mắc giảm tiểu cầu do heparin gây ra.
Đối tượng nào nên dùng thuốc chống đông máu
Nhóm thuốc chống đông máu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong các trường hợp như: Rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu và bệnh nhân đã thay van tim. Cụ thể như sau:
- Nhồi máu cơ tim cấp: Heparin được sử dụng ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim cấp hoặc hội chứng mạch vành cấp để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu bệnh nhân trải qua can thiệp mạch vành qua da (PCI), Heparin không phân đoạn thường là lựa chọn ưu tiên. Trường hợp được điều trị tiêu sợi huyết, heparin sẽ được tiếp tục ít nhất 48 giờ. Nếu PCI không được thực hiện, bệnh nhân có thể được chỉ định Heparin trọng lượng phân tử thấp như enoxaparin.
- Huyết khối thất trái: Việc sử dụng thuốc chống đông sớm giúp giảm nguy cơ tắc mạch. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 3-4 tháng, đây là giai đoạn có nguy cơ cao nhất.
- Rung nhĩ: Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn đáng kể. Việc dùng thuốc chống đông máu giúp giảm thiểu nguy cơ tắc mạch, giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ tàn tật.
- Phình mỏm thất trái: Đây là một biến chứng thường gặp sau nhồi máu cơ tim, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Việc sử dụng thuốc chống đông máu giúp hạn chế các biến cố thuyên tắc, đặc biệt ở bệnh nhân có rối loạn nhịp tim kèm theo.
- Van tim nhân tạo: Sau khi thay van tim nhân tạo, bệnh nhân thường được chỉ định thuốc chống đông máu đối kháng vitamin K. Trong trường hợp cần gián đoạn điều trị, Heparin không phân đoạn hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp sẽ được sử dụng thay thế.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch: Thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể, nguy cơ tắc mạch và các bệnh lý kèm theo.
- Phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch: Thuốc chống đông máu có thể được sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ này ở những bệnh nhân nhập viện, sau phẫu thuật hoặc bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao.
- Giảm tiểu cầu do Heparin: Trong trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do Heparin, các thuốc như Argatroban, Lepirudin hoặc Danaparoid sẽ được ưu tiên sử dụng.
Người mắc huyết khối tĩnh mạch dùng thuốc chống đông máu theo hướng dẫn của bác sĩ
Một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối không sử dụng thuốc chống đông máu bao gồm:
- Người đang bị chảy máu.
- Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu.
- Những người vừa trải qua phẫu thuật lớn.
- Xuất huyết nội sọ cấp.
- Chấn thương nghiêm trọng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu
Khi dùng thuốc chống đông máu, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời cần lưu ý:
- Thời gian điều trị bằng thuốc chống đông máu và phương pháp sử dụng sẽ được điều chỉnh tùy theo loại thuốc được kê đơn. Thông thường, thuốc tiêm tĩnh mạch chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, trong khi thuốc đường uống có thể được chỉ định lâu dài hơn.
- Đối với nhóm thuốc chống đông kháng vitamin K, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ ăn hợp lý, kiểm soát lượng vitamin K nạp vào cơ thể để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Nếu gặp phải các dấu hiệu xuất huyết bất thường khi sử dụng thuốc chống đông máu, cần báo ngay cho bác sĩ, bao gồm:
- Chảy máu kéo dài từ nướu, mũi, vết thương hoặc vết trầy xước.
- Xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
- Cảm giác chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.
- Đau dạ dày đột ngột.
- Ho hoặc nôn ra máu.
- Nước tiểu hoặc phân có màu đỏ, cam, nâu hoặc đen.
Tạm kết
Thuốc chống đông máu thường được chỉ định trong một số trường hợp nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Tuy nhiên, dùng thuốc chống đông máu cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ nguy hiểm như: Xuất huyết, nôn ra máu,….
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng