Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát là gì?
Đột quỵ tái phát là hiện tượng bệnh nhân từng bị đột quỵ một lần và sau đó tiếp tục trải qua một hoặc nhiều cơn đột quỵ khác. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn sau lần đầu – thậm chí trong vòng 3 tháng – hoặc có thể xuất hiện sau vài năm.
Đột quỵ xảy ra khi lượng máu lên não bị gián đoạn, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh. Có hai dạng chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ (do tắc mạch máu) và đột quỵ do xuất huyết não (do vỡ mạch máu). Cả hai đều có khả năng tái phát nếu người bệnh không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đột quỵ tái phát xảy ra do các yếu tố nguy cơ không được kiểm soát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu?
Theo dữ liệu từ Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), mỗi năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ tái phát, chiếm khoảng 25% tổng số ca đột quỵ. Điều đáng lo ngại là những cơn đột quỵ tiếp theo thường có mức độ nghiêm trọng cao hơn lần đầu, với tỷ lệ tử vong và biến chứng nặng như bại liệt, mất trí nhớ, hoặc rối loạn ngôn ngữ tăng rõ rệt.
Chủ động phòng ngừa đột quỵ tái phát
Để ngăn ngừa đột quỵ tái phát, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Việc làm này không chỉ giúp hạn chế nguy cơ tái phát đột quỵ mà còn góp phần phòng tránh những vấn đề tim mạch nghiêm trọng khác, bao gồm nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu, hoặc tử vong do các nguyên nhân liên quan đến mạch máu.
Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ:
1. Khám sức khỏe định kỳ
Việc thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm và kiểm soát những yếu tố nguy cơ quan trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, v.v.
2. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ. Việc duy trì huyết áp ổn định có thể giảm đến 28% khả năng tái phát đột quỵ. Mục tiêu là giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg, và dưới 130/80 mmHg đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Gợi ý một số cách kiểm soát huyết áp theo khuyến cáo của chuyên gia
3. Quản lý đái tháo đường
Người bệnh đột quỵ cần được kiểm tra và điều trị kịp thời với chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn và dùng thuốc khi cần. Mục tiêu là duy trì mức HbA1C dưới 7% để phòng ngừa các biến chứng.
4. Kiểm soát cholesterol và rối loạn lipid máu
Cholesterol, đặc biệt là LDL-C, nếu không được kiểm soát có thể gia tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Mục tiêu là giảm mức LDL-C xuống dưới 70-100 mg/dL, tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của bệnh nhân. Các loại thuốc như statin và fibrat có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Gợi ý một số thực phẩm nên bổ sung hàng ngày giúp giảm cholesterone máu
5. Điều trị các bệnh lý kèm theo
Điều trị các vấn đề như rung nhĩ, bệnh van tim, xơ vữa động mạch cảnh, và các rối loạn đông máu là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
6. Thay đổi lối sống
Lối sống lành mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Người bệnh nên duy trì một chế độ ăn khoa học, tập thể dục đều đặn, kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm căng thẳng, từ bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu. Các biện pháp này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Tạm kết
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu đột quỵ tái phát sau bao lâu? Rủi ro tái phát đột quỵ luôn tiềm ẩn và có thể xảy đến bất cứ lúc nào nếu người bệnh không chủ động kiểm soát sức khỏe. Tuy thời gian tái phát có thể sớm hay muộn, điều quan trọng là phải xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị đúng phác đồ. Hãy thăm khám định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng