Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc mạch máu não có chữa khỏi được không?
Tắc nghẽn mạch máu não có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa về đột quỵ – mạch máu não ngay từ khi các triệu chứng xuất hiện.
Phương pháp điều trị chủ yếu là tái lưu thông máu tới não trước khi có tổn thương nghiêm trọng. Điều này có thể thực hiện qua việc sử dụng thuốc tiêu huyết khối tiêm tĩnh mạch, giúp phá vỡ cục máu đông đang ngăn cản máu đến não, hoặc qua can thiệp đặt ống thông vào động mạch bị tắc và loại bỏ các tắc nghẽn. Trong trường hợp không thể thực hiện can thiệp mạch máu, phẫu thuật để loại bỏ mảng bám trong động mạch cảnh có thể được bác sĩ chỉ định để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Quan trọng nhất, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức khi có dấu hiệu đột quỵ, để bảo vệ các mô não và ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng.
Tắc mạch máu não có thể gây đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời
Tổng hợp các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não hiện nay
Khôi phục lưu thông máu đến não nhanh chóng để ngăn ngừa tổn thương não không thể phục hồi. Tùy vào mức độ và thời gian phát hiện, bác sĩ có thể chỉ định một trong ba biện pháp sau:
1. Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA)
Đây là phương pháp được áp dụng trong giai đoạn “giờ vàng” – khoảng 3 đến 4,5 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ đầu tiên. Trong một số trường hợp đặc biệt, khung thời gian này có thể kéo dài đến 6 giờ.
Thuốc rTPA được truyền qua đường tĩnh mạch nhằm phá vỡ cục máu đông, giúp tái thông dòng máu lên não. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các ca đột quỵ nhẹ và trung bình.
Thuốc tiêu sợi huyết dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
2. Can thiệp nội mạch não
Khi bệnh nhân bị tắc ở các mạch máu lớn trong não, phương pháp lấy huyết khối bằng can thiệp nội mạch thường được chỉ định. Đầu tiên, bác sĩ sử dụng hệ thống chụp mạch máu kỹ thuật số (DSA – Digital Subtraction Angiography) để dựng hình chi tiết hệ thống mạch máu não và xác định chính xác vị trí bị tắc.
Sau đó, một ống thông nhỏ sẽ được đưa vào cơ thể qua động mạch đùi, dẫn dần lên não. Khi đến khu vực có cục máu đông, thiết bị chuyên dụng sẽ tiến hành lấy bỏ cục tắc, khơi thông dòng máu.
Phương pháp hiện đại này có thể áp dụng trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tắc nghẽn. Nếu thực hiện đúng lúc, kỹ thuật can thiệp mạch não không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn cải thiện đáng kể khả năng hồi phục thần kinh sau đột quỵ.
Biện pháp can thiệp nội mạch máu não
3. Phẫu thuật điều trị tắc nghẽn mạch máu não
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị hiệu quả trong nhiều trường hợp hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch cảnh. Có hai phương pháp thường được sử dụng là: cắt bỏ mảng xơ vữa nội mạc động mạch và nông mạch kết hợp đặt stent. Tùy theo vị trí, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Trong ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê (cục bộ hoặc toàn thân), sau đó bác sĩ tiến hành rạch da vùng cổ, mở động mạch cảnh để loại bỏ các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch. Sau khi làm sạch, mạch máu sẽ được khâu vá bằng màng ngoài tim bò hoặc vật liệu nhân tạo để đảm bảo lưu thông máu ổn định.
Đối với các bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, phẫu thuật thường được cân nhắc khi động mạch cảnh bị hẹp từ 70–80% trở lên, nhằm phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Ở nhóm bệnh nhân này, khả năng xảy ra đột quỵ tự nhiên chỉ khoảng 2% mỗi năm, nhưng phẫu thuật vẫn có thể mang lại lợi ích dài hạn nếu được thực hiện đúng chỉ định.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phẫu thuật. Những người có bệnh lý nền nghiêm trọng như tim mạch hoặc đã từng đặt stent mạch vành cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp này.
Phẫu thuật não được áp dụng trong trường hợp nặng
Những biến chứng có thể xảy ra sau điều trị tắc mạch máu não
Sau khi điều trị tắc nghẽn mạch máu não, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng như: hình thành huyết khối sâu ở tĩnh mạch, tắc mạch phổi, viêm phổi do hít sặc, nhiễm trùng đường tiểu, rối loạn tiêu hóa, té ngã hoặc rối loạn chức năng bàng quang. Những vấn đề này thường phát sinh trong khoảng 4 ngày đầu sau điều trị và nếu không kiểm soát tốt, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát.
Những điều cần lưu ý sau khi điều trị tắc nghẽn mạch máu não
Để phục hồi hiệu quả và phòng ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh sau điều trị cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc và điều chỉnh lối sống:
- Ăn uống khoa học: Ưu tiên các thực phẩm ít chất béo bão hòa, ít cholesterol và natri. Bổ sung nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc và nguồn chất béo lành mạnh từ quả bơ, các loại hạt, dầu ô liu.
- Vận động đều đặn: Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các bài tập aerobic giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Nói không với thuốc lá: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ cao gây tổn thương mạch máu và hình thành mảng xơ vữa. Việc bỏ thuốc lá là cần thiết để bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ.
- Ổn định huyết áp: Huyết áp cần được kiểm soát chặt chẽ thông qua thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi mỡ máu: Kiểm tra cholesterol định kỳ và điều chỉnh bằng cách kết hợp chế độ ăn hợp lý, tập luyện và điều trị y tế nếu cần thiết.
- Kiểm soát đường huyết: Nếu người bệnh mắc đồng thời bệnh tiểu đường, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên và điều trị tích cực để giảm nguy cơ biến chứng mạch máu.
- Giữ cân nặng hợp lý: Duy trì thể trạng khỏe mạnh giúp giảm gánh nặng lên tim và mạch máu, hạn chế nguy cơ cao huyết áp và mỡ máu.
- Hạn chế rượu bia: Uống quá nhiều rượu làm tăng áp lực lên hệ tim mạch, dễ dẫn đến tái tắc mạch máu. Việc hạn chế hoặc ngưng hoàn toàn sẽ có lợi cho quá trình phục hồi.
- Quản lý căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch. Thiền, yoga, và các bài tập thở sâu là cách tốt để giải tỏa áp lực tinh thần.
- Tái khám định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn sẽ giúp bác sĩ theo dõi tiến triển, phát hiện sớm nguy cơ mới và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
Một số biện pháp phòng ngừa tái phát tắc mạch máu não
Chế độ dinh dưỡng dành cho người sau điều trị tắc nghẽn mạch máu não
Sau khi trải qua quá trình điều trị tắc mạch máu não, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập trung vào việc giảm chất béo và cholesterol, đồng thời tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Đây là cách hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ.
Rau củ và trái cây là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa – những hợp chất giúp bảo vệ thành mạch khỏi tổn thương. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều kali, hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định.
Chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, folate – một loại vitamin nhóm B có nhiều trong rau lá xanh – được chứng minh là giúp giảm khả năng tái tắc mạch não.
Sản phẩm từ ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, bánh mì đen, gạo lứt không chỉ cung cấp năng lượng chậm hấp thu mà còn bổ sung thêm chất xơ và folate cho cơ thể.
Sữa và các sản phẩm thay thế như sữa hạt, sữa đậu nành hoặc sữa gạo giàu canxi và kali cũng là lựa chọn lành mạnh. Ngoài ra, cá, đậu phụ, hạnh nhân cũng là những nguồn canxi tốt mà không làm tăng chất béo bão hòa.
Giảm gia vị trong khẩu phần ăn là nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ. Việc tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng huyết áp; đường tinh luyện dễ làm tổn thương thành mạch; còn chất béo bão hòa góp phần làm tăng cholesterol máu – tất cả đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Người bệnh nên tránh thức ăn nhanh, hạn chế sử dụng dầu chiên rán, thay vào đó ưu tiên dùng dầu ô liu, bơ hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo như phô mai, sữa chua để đảm bảo hấp thụ dinh dưỡng mà không gây gánh nặng cho hệ tim mạch.
Tạm kết
Điều trị tắc nghẽn mạch máu não cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện các triệu chứng, để giảm nguy cơ tử vong. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng