Bạch quả: Vị thuốc quý dưỡng não, ngừa huyết khối, phòng ngừa đột quỵ
Đôi nét về thảo dược Bạch quả
Bạch quả còn có tên gọi khác là Ngân hạnh, Áp cước tử, Công tôn thụ. Tên khoa học là Ginkgo biloba L., thuộc họ Ginkgoaceae (họ Bạch quả). Bạch quả được coi là loài cây thân gỗ lâu đời nhất còn tồn tại, xuất hiện từ cách đây khoảng 200 triệu năm. Chính vì vậy, nó được xem như một "hóa thạch sống" của giới thực vật.
Bạch quả là một loài cây có nguồn gốc từ Đông Á, chủ yếu tại Trung Quốc và Nhật Bản. Ngày nay, cây được trồng rộng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả châu Âu và châu Mỹ. Không chỉ là một loại cây dược liệu, bạch quả còn được trồng làm cảnh trong công viên và ven đường nhờ vào hình dáng đẹp mắt của nó.
Bạch quả là một cây gỗ lớn, có thể đạt chiều cao từ 20 - 30m với tán lá xum xuê. Thân cây thẳng, phân cành dài theo từng tầng. Trên cành mọc các nhánh ngắn mang lá. Lá bạch quả có cuống dài, thường mọc so le hoặc tụ lại thành chùm. Phiến lá hình quạt, gốc thuôn nhọn, phần trên tròn, mép lá nhẵn nhưng bị lõm nhẹ ở giữa, chia phiến thành hai thùy rộng. Gân lá xếp dày, tỏa ra theo hình quạt từ cuống và phân nhánh theo dạng rẽ đôi.
Bạch quả là loài cây đơn tính khác gốc, nghĩa là có cây chỉ mang hoa đực và cây khác chỉ mang hoa cái. Hoa cái sau khi được thụ phấn từ hoa đực sẽ phát triển thành quả. Quả có dạng hạch, hình bầu dục, kích thước tương đương quả mận. Khi chín, lớp vỏ ngoài của quả chuyển sang màu vàng và tỏa ra mùi hăng đặc trưng, giống như mùi bơ khét.
Bộ phận sử dụng để làm dược liệu là lá đã qua quá trình sấy hoặc phơi khô và hạt. Hạt Bạch quả được thu hái từ những quả chín, sau đó loại bỏ phần cùi bên ngoài, rửa sạch rồi đem phơi khô. Khi sử dụng, cần tán nhuyễn, loại bỏ lớp vỏ cứng để lấy nhân bên trong. Lớp màng bao quanh nhân cũng cần được bóc đi, sau đó rửa sạch hoặc chần sơ qua nước sôi trước khi sấy khô ở nhiệt độ thấp. Cả hạt sống và hạt đã sao vàng đều có chứa độc tố, do đó, cần thận trọng khi sử dụng.
Bạch quả là loài cây thân gỗ lớn thường được dùng để làm cây cảnh vì lá cây rất đẹp
Thành phần hóa học của Bạch quả
Nhân hạt Bạch quả chứa khoảng 5,3% protein, 1,5% lipid, 68% tinh bột, 1,57% khoáng chất và 6% đường. Vỏ Bạch quả có sự hiện diện của các hợp chất như acid ginkgolic, bisphenol và một số loại rượu hữu cơ. Lá Bạch quả chứa hai nhóm hoạt chất chính là flavonoid và terpen.
Trong đó, Flavonoid (Ginkgo flavonoid) là nhóm hợp chất có phần aglycon thuộc nhóm flavonol (bao gồm quercetin, kaempferol, isorhamnetin), còn phần đường chủ yếu là glucose và rhamnose. Bên cạnh đó, trong lá còn có một lượng nhỏ proanthocyanidins. Nhóm terpene bao gồm ginkgolides (diterpen có vị đắng) và diphylactones (sesquiterpenes).
Ngoài ra, Bạch quả còn chứa một số loại axit hữu cơ như acid hydroxy kynuric, acid kynuric, acid p-hydroxybenzoic và acid vanillic.
Quả Bạch quả khi chín có màu cam, bên trong có nhân chứa rất nhiều hoạt chất tuyệt vời cho sức khỏe
Công dụng của Bạch quả
Theo Y học hiện đại đã nghiên cứu và ứng dụng chiết xuất từ Bạch quả với hàm lượng 24% heterosid flavonoid và 6% terpenic, tạo ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, mất tập trung, dễ cáu gắt và buồn ngủ ở người lớn tuổi do ảnh hưởng đến vi tuần hoàn. Ngoài ra, Bạch quả còn có nhiều công dụng khác như:
1. Tác dụng đối với tuần hoàn não và thần kinh
Khi nghiên cứu thành phần hóa học của Bạch quả, các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện ra rằng hoạt chất trong dược liệu này có khả năng bảo vệ não bộ, ngăn ngừa lão hóa, giúp người già cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tập trung. Hai hoạt chất chính, Ginkgolide B và sesquiterpenes, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn não, giúp mô não chịu đựng tốt hơn trong điều kiện thiếu oxy, đồng thời đóng vai trò như chất chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh và ức chế sự kết tập tiểu cầu.
Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chiết xuất Bạch quả giúp bảo vệ não khỏi tổn thương do thiếu máu não, hỗ trợ điều trị nhồi máu não cấp và các vấn đề do huyết khối gây ra. Khi tiêm tĩnh mạch chiết xuất này, nó giúp mở rộng đường kính của tiểu động mạch, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và giảm tiêu thụ glucose ở não bộ.
2. Hỗ trợ tiền đình và thính giác
Chiết xuất từ Bạch quả giúp hạn chế tổn thương ốc tai trên mô hình chuột lang, đồng thời có lợi trong việc điều chỉnh tính thấm mao mạch và cải thiện vi tuần hoàn. Nhờ đó, chức năng tiền đình và thính giác ở động vật bị suy giảm cũng có những cải thiện đáng kể.
3. Tác dụng đối kháng yếu tố hoạt hóa tiểu cầu
Các hoạt chất thuộc nhóm Ginkgolide trong chiết xuất Bạch quả, đặc biệt là Ginkgolide B, có khả năng ức chế PAF. Ginkgolide B hoạt động mạnh trong việc ngăn chặn sự kết dính tiểu cầu do PAF gây ra và làm giãn phế quản ở chuột lang.
Bạch quả là thảo dược quý cho não bộ và mạch máu
4. Hỗ trợ điều trị Alzheimer
Bạch quả có khả năng ức chế acetylcholinesterase, enzyme phân hủy acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong chức năng ghi nhớ và nhận thức.
5. Hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Suy giảm chức năng não có thể xuất phát từ việc thiếu oxy và glucose, dẫn đến tình trạng mất tế bào thần kinh, giảm khả năng dẫn truyền thần kinh và suy giảm trí nhớ.
Về mặt lâm sàng, chiết xuất Bạch quả được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện suy giảm nhận thức, tăng khả năng tập trung, giảm lú lẫn, cải thiện mức năng lượng, hạn chế mệt mỏi và suy giảm thể chất. Ngoài ra, nó cũng giúp điều hòa tâm trạng, giảm lo âu, cải thiện triệu chứng ù tai, chóng mặt và đau đầu.
Gợi ý một số bài thuốc dùng Bạch quả
1. Bài thuốc trị bệnh tắc động mạch ngoại vi
Chiết xuất từ Bạch quả được chứng minh có hiệu quả trong điều trị tình trạng tắc động mạch ngoại vi, giúp cải thiện quãng đường đi bộ và giảm cảm giác đau nhức. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng liều 120 - 160 mg/ngày trong 24 tuần hoặc 200 mg/ngày trong 8 tuần có thể mang lại kết quả khả quan.
2. Bài thuốc chữa chóng mặt và ù tai
Bạch quả được ứng dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến tai trong như suy giảm thính lực, chóng mặt và ù tai. Việc sử dụng chiết xuất với liều lượng 120 - 160 mg/ngày trong khoảng thời gian 4 - 12 tuần có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng chóng mặt mới xuất hiện, tuy nhiên hiệu quả đối với ù tai và giảm thính lực có thể không rõ rệt.
3. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh, hoa mắt, đau đầu
Bạch quả 3-5 quả Long nhãn 10g
Thiên ma 3g
Cách dùng: Đun sắc cùng 600ml nước, chia thành ba lần uống trong ngày.
4. Bài thuốc bổ thận
Thành phần: 5 – 10 quả Bạch quả.
Cách dùng: Bạch quả đem giã vỡ ra, bỏ vỏ, lấy nhân rang chín, ăn ngày 2 lần, nhai kĩ, nuốt chậm.
Không nên dùng quá liều Bạch quả vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm
Lưu ý quan trọng khi sử dụng Bạch quả
Mặc dù Bạch quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, nhưng nếu dùng sai cách có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn. Dưới đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ:
- Người có thực tà không nên sử dụng loại dược liệu này.
- Tránh dùng số lượng lớn trong một lần, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
- Dùng quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau đầu, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa,….
Tạm kết
Bạch quả là thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, ngăn ngừa huyết khối. Tuy nhiên, Bạch quả có chứa độc tính. Vì vậy, khi sử dụng thảo dược này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng