Nhận biết dấu hiệu tiền đột quỵ trong 30 giây: Bí quyết cứu sống chính mình
Dấu hiệu cảnh báo sớm của tiền đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy và dưỡng chất. Nếu không được cung cấp máu kịp thời, tế bào não sẽ bị tổn thương và chết dần chỉ sau vài phút, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Mỗi phút trôi qua trong cơn đột quỵ, hàng triệu tế bào não có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Việc phát hiện sớm và can thiệp y tế kịp thời giúp hạn chế tối đa tổn thương não, giảm thiểu biến chứng và cải thiện khả năng hồi phục. Do đó, nhận biết các triệu chứng cảnh báo tiền đột quỵ là vô cùng quan trọng. Một trong số đó là:
1. Rối loạn thị giác
Suy giảm thị lực là một trong những triệu chứng có thể xuất hiện trước khi đột quỵ xảy ra. Người bệnh có thể bị nhìn mờ, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ ở một hoặc cả hai mắt. Do dấu hiệu này thường không rõ ràng và chỉ người bệnh mới cảm nhận được, nên nếu nhận thấy bất kỳ bất thường nào về mắt, hãy thông báo ngay cho người thân và đến cơ sở y tế để được kiểm tra kịp thời.
Người bị đột quỵ cảm thấy nhìn mờ hoặc mù một bên mắt
2. Biểu hiện bất thường trên khuôn mặt
Những dấu hiệu trên khuôn mặt thường xuất hiện sớm và rất dễ nhận biết khi một người có nguy cơ đột quỵ. Quan sát kỹ có thể thấy mặt bị mất cân xứng, nhân trung lệch sang một bên, miệng méo,... Khi người bệnh cười hoặc nói chuyện, sự mất cân đối trên khuôn mặt sẽ càng rõ rệt.
3. Rối loạn giao tiếp
Những thay đổi về giọng nói là triệu chứng phổ biến khi đột quỵ xảy ra, bao gồm:
- Giọng nói bất thường, khó nghe.
- Gặp khó khăn khi nói, phát âm không rõ ràng.
- Khó mở miệng hoặc môi, lưỡi bị tê.
- Nói lắp, nói sai từ, khó diễn đạt câu hoàn chỉnh.
Nếu nghi ngờ mình có dấu hiệu tiền đột quỵ, bạn có thể thử lặp lại một câu nói đơn giản. Nếu nhận thấy phát âm bị méo, nói ngọng hoặc không thể nói tròn câu, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Đột quỵ gây méo miệng, khó nói, khó diễn đạt điều muốn nói
4. Yếu hoặc tê liệt tay chân
Đột quỵ có thể gây ra tình trạng yếu hoặc tê liệt tay chân đột ngột, thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể. Nếu tổn thương xảy ra ở bán cầu não phải, triệu chứng sẽ xuất hiện ở bên trái cơ thể và ngược lại.
Để kiểm tra, bạn có thể thực hiện động tác giơ cả hai tay lên và giữ trong khoảng 10 giây. Nếu một bên tay bị rơi xuống không kiểm soát, rất có thể đó là dấu hiệu của đột quỵ.
5. Biểu hiện rối loạn nhận thức
Khi các tế bào não bị tổn thương, nhận thức và khả năng ghi nhớ cũng bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:
- Suy giảm trí nhớ đột ngột.
- Cảm giác ù tai, mất tập trung.
- Rối loạn ý thức, không nhận biết được xung quanh.
Đột quỵ gây đau đầu, choáng ngã, mất nhận thức
6. Đau đầu dữ dội
Cơn đau đầu dữ dội, đột ngột không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ. Cơn đau này có thể đi kèm với chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn hoặc nôn mửa, khiến người bệnh không thể tiếp tục các hoạt động bình thường.
Cách đơn giản phòng ngừa đột quỵ não
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn đột quỵ bất ngờ. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa giúp ngăn chặn các triệu chứng nguy hiểm của tiền đột quỵ:
1. Chế độ ăn Địa Trung Hải
Việc tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây và các loại đậu giúp cung cấp chất xơ, hỗ trợ giảm cholesterol xấu và hạn chế hấp thụ natri dư thừa, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Chế độ ăn Địa Trung Hải là một gợi ý tuyệt vời, vì đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nguyên tắc của chế độ ăn này bao gồm:
- Sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và cholesterol cao.
- Chia nhỏ bữa ăn, duy trì nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Tránh xa đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Ưu tiên tự nấu ăn để kiểm soát nguyên liệu và gia vị.
- Giảm thiểu việc sử dụng phụ gia thực phẩm và các loại gia vị không tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn Địa Trung Hải hỗ trợ giảm nguy cơ đột quy, kéo dài tuổi thọ
2. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Lượng cholesterol cao trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, cần kiểm soát việc tiêu thụ các thực phẩm như: Thịt đỏ, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,…. Để thay thế, bạn nên ưu tiên sử dụng thịt gà, cá, hoặc bổ sung protein thực vật từ đậu nành, đậu phụ và đậu Hà Lan nhằm duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho sức khỏe.
3. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3
Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm viêm và hỗ trợ tuần hoàn máu. Dưỡng chất này có nhiều trong cá béo và các loại hạt. Các chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ ít nhất hai lần mỗi tuần các loại cá giàu omega-3 như: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích,….
Ngoài ra, để tăng cường nguồn protein lành mạnh, nên hạn chế tiêu thụ thịt chế biến sẵn và thay thế bằng các thực phẩm: Cá tươi, thịt nạc, thịt gia cầm, sữa tươi, sữa chua, phô mai ít béo, đậu phụ, các loại hạt,….
Top thực phẩm giàu Omega - 3 tốt cho mạch máu
4. Không uống bia rượu và hút thuốc lá
Không uống bia rượu và không hút thuốc lá là cách tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn đột quỵ.
5. Giảm tiêu thụ muối để bảo vệ sức khỏe
Ngoài việc kiểm soát đường và chất béo bão hòa, giảm lượng muối cũng rất quan trọng để phòng ngừa đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương dưới 1 thìa cà phê) và người mắc các bệnh lý đặc biệt có thể cần cắt giảm hơn nữa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giảm lượng muối để điều hòa huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ
Tạm kết
Hiện nay, đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi mà còn có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao nhận thức và chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình. Khi nhận thấy dấu hiệu tiền đột quỵ, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
-
Đột quỵ ban đêm và những điều cần biết để tránh nguy hiểm đến tính mạng
Đột quỵ ban đêm được xem là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nhất, thường... -
Bị thiếu máu não không nên ăn gì? Top thực phẩm nên tránh để giảm triệu chứng bệnh
Khi gặp phải tình trạng thiếu máu lên não, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để giảm... -
Chóng mặt ù tai là bì gì? Top nguyên nhân và cách phòng tránh nguy hiểm
Chóng mặt ù tai là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến sinh... -
Cách trị thiếu máu não tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả ít người biết
Thiếu máu não có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những cách... -
Ngất xỉu do thiếu máu não: Làm thế nào để phòng tránh?
Ngất xỉu do thiếu máu não là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lo ngại, đặc biệt ở người... -
Dấu hiệu thiếu máu não: Nên nhận biết sớm để tránh nguy hiểm
Thiếu máu não ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của não bộ, đồng thời tác động tiêu... -
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần: Đừng chủ quan khi thấy những biểu hiện này
Đột quỵ là một tình trạng y tế nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát... -
Dấu hiệu nhận biết cơn tai biến nhẹ ở người già: Phát hiện càng sớm tỉ lệ sống càng cao
Tai biến nhẹ ở người già là một tình trạng cần được quan tâm nghiêm túc, dù không gây nguy... -
Nguyên nhân bị tai biến là gì? Bác sĩ cảnh báo các yếu tố nguy cơ cần tránh
Phần lớn các trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não) hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu... -
Top 6 bài thuốc trị tắc mạch máu não theo Y học cổ truyền
Tắc mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ, gây tổn thương não bộ. Dưới đây là top 5...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng