Vỡ mạch máu não đe dọa tính mạng: Lưu lại ngay cách phòng ngừa
Vỡ mạch máu não là gì?
Hệ thống động mạch cảnh và động mạch đốt sống đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu, oxy và dưỡng chất đến não để duy trì hoạt động của các tế bào thần kinh. Trung bình mỗi phút, động mạch cảnh và các nhánh của nó vận chuyển từ 600 - 700ml máu đến não, trong khi động mạch đốt sống cung cấp khoảng 100-200ml máu.
Khi thành mạch máu não bị suy yếu do các yếu tố như xơ vữa động mạch, chấn thương hoặc tổn thương vi mô, dòng máu có thể chảy bất thường tại các điểm phân nhánh của động mạch. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành các túi phình – tức là vùng giãn bất thường trên thành mạch máu (tương tự như vết phồng trên ruột xe cao su). Những túi phình này có thể vỡ bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào áp lực tác động lên chúng cũng như vị trí xuất hiện trong não. Khi túi phình bị vỡ, máu chảy ồ ạt vào khoang xung quanh não, làm tăng áp lực nội sọ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng não bộ.
Không chỉ vậy, khi máu thoát ra ngoài, nó kích thích màng não, giải phóng các chất độc hại, làm tổn thương các tế bào thần kinh. Đồng thời, hiện tượng co thắt mạch tại khu vực vỡ có thể làm giảm lưu lượng máu đến các vùng não lân cận, dẫn đến nguy cơ nhồi máu não. Trong trường hợp nặng, xuất huyết dưới nhện (SAH) có thể xảy ra với tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Người bệnh có thể mất ý thức đột ngột, tổn thương lan rộng khiến tế bào não bị hủy hoại, gây yếu liệt, rối loạn ngôn ngữ, thậm chí sống trong tình trạng thực vật hoặc tử vong.
Theo thống kê, nguy cơ vỡ mạch máu não ở phụ nữ, đặc biệt là những người trên 55 tuổi, cao hơn nam giới khoảng 1,5 lần. Điều này cho thấy việc theo dõi sức khỏe và kiểm tra định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa sớm tình trạng nguy hiểm này.
Hình ảnh vỡ mạch máu não
Dấu hiệu nhận biết vỡ mạch máu não: Phát hiện càng sớm càng tốt
Khi một người gặp phải tình trạng vỡ phình mạch máu não, có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đột ngột bị đau đầu dữ dội, cơn đau kéo dài và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau.
- Co giật ở tay chân.
- Tê liệt toàn bộ hoặc một bên cơ thể.
- Cảm giác tê bì ở chân tay.
- Cổ và gáy trở nên cứng, khó cử động.
- Buồn nôn hoặc nôn ói.
- Thị giác bị ảnh hưởng, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, có thể nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
- Gặp khó khăn trong việc nói chuyện, ngôn ngữ rối loạn.
- Nuốt khó.
- Chóng mặt, mất thăng bằng, có cảm giác choáng váng.
- Lú lẫn, mất ý thức, hôn mê sâu.
- Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Những triệu chứng này khá giống với dấu hiệu của một cơn đột quỵ, bởi vỡ mạch máu não chính là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết vỡ mạch máu não (đột quỵ xuất huyết não)
Nguyên nhân gây vỡ mạch máu não
Vỡ mạch máu não xảy ra khi túi phình tại động mạch bị giãn nở quá mức, thành mạch trở nên mỏng yếu và không chịu được áp lực, dẫn đến rách hoặc vỡ. Trước đây, người ta cho rằng bệnh có yếu tố di truyền, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây:
- Huyết áp cao: Những người bị tăng huyết áp, đặc biệt là khi huyết áp tăng đột ngột, có nguy cơ cao bị vỡ túi phình. Chế độ ăn nhiều muối, rối loạn lipid máu, căng thẳng kéo dài, thức khuya và ngủ không đủ giấc đều có thể làm tăng nguy cơ này.
- Phình mạch máu não: Khi túi phình phát triển lớn, thành mạch ngày càng mỏng và yếu, khả năng chịu áp lực kém khiến nó có thể tự vỡ bất cứ lúc nào.
- Dị tật mạch máu bẩm sinh: Trẻ em có bất thường bẩm sinh ở hệ mạch máu não hoặc sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch cũng có nguy cơ bị vỡ mạch máu não.
- Bệnh lý về mạch máu: Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc điều trị khối u não hoặc mắc các bệnh mạch máu khác cũng có thể dễ bị vỡ mạch máu não. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh mạch máu não thoái hóa dạng bột hoặc từng xuất huyết não cũng có nguy cơ cao hơn.
- Các yếu tố khác: Ngoài các nguyên nhân trên, những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn uống kém khoa học, sử dụng chất kích thích, hoặc sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não.
Vỡ mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Theo Hiệp hội Phình Mạch Máu Não Hoa Kỳ (Brain Aneurysm Foundation), tỷ lệ tử vong do vỡ phình mạch máu não lên đến 50%. Những bệnh nhân may mắn sống sót cũng phải đối mặt với nhiều di chứng nghiêm trọng, trong đó 66% bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Các biến chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:
- Suy giảm khả năng ngôn ngữ, khó phát âm hoặc nói ngọng.
- Liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
- Cơ bắp co cứng, khó kiểm soát cử động.
- Mất khả năng vận động độc lập.
- Khó nuốt, dễ bị sặc khi ăn uống.
- Viêm phổi, xẹp phổi do suy giảm chức năng hô hấp.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê sâu hoặc tử vong.
Di chứng sau vỡ mạch máu não
Phương pháp chẩn đoán vỡ mạch máu não
Việc chẩn đoán vỡ phình mạch máu não đòi hỏi đánh giá toàn diện dựa trên tình trạng sức khỏe bệnh nhân, mức độ tổn thương và các dấu hiệu lâm sàng. Dưới đây là những phương pháp phổ biến:
1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ thu thập thông tin bệnh sử và kiểm tra triệu chứng điển hình như: Méo miệng, rối loạn ngôn ngữ, yếu liệt tay chân, suy giảm thị giác hoặc đau đầu dữ dội. Ngoài ra, bệnh nhân và người thân cũng cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình và các loại thuốc đang sử dụng.
2. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương và hướng điều trị phù hợp:
- Chụp CT não: Phương pháp không xâm lấn giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng xuất huyết não và các tổn thương liên quan.
- Chụp CTA (CT mạch máu não): Hình ảnh chi tiết về động mạch não giúp phát hiện phình mạch và nguy cơ vỡ.
- Chụp MRI: Đánh giá sâu hơn về nhu mô não và hệ thống mạch máu, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.
- Chọc dò tủy sống: Kiểm tra sự hiện diện của máu trong dịch não tủy, giúp phát hiện xuất huyết màng não do vỡ phình mạch.
Việc phát hiện và can thiệp kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ biến chứng cũng như nâng cao cơ hội hồi phục cho bệnh nhân.
Hình ảnh vỡ mạch máu não
Phương pháp điều trị vỡ mạch máu não
Vỡ phình mạch não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Do đó, việc chẩn đoán kịp thời và điều trị khẩn cấp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng, hạn chế tổn thương tế bào não, đồng thời nâng cao hiệu quả hồi phục.
Mục tiêu chính trong điều trị vỡ mạch máu não là kiểm soát tình trạng chảy máu, sửa chữa mạch bị tổn thương để bảo toàn tính mạng bệnh nhân và ngăn ngừa biến chứng. Hiện nay, hai phương pháp cấp cứu phổ biến gồm can thiệp nội mạch và vi phẫu thuật. Ngoài ra, các biện pháp điều trị nội khoa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi.
1. Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch. Thuốc giảm đau có thể được kê đơn để giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng đau đầu do vỡ mạch não.
Bên cạnh đó, thuốc điều chỉnh huyết áp được sử dụng nhằm kiểm soát áp lực nội sọ và giảm nguy cơ xuất huyết nặng hơn. Trong trường hợp người bệnh có nguy cơ co giật hoặc tiền sử động kinh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống động kinh để phòng ngừa các cơn co giật.
2. Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cần thiết với những trường hợp vỡ mạch máu não nghiêm trọng. Thời gian can thiệp tối ưu là trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra vỡ mạch, muộn nhất là trong 72 giờ đầu. Phương pháp phẫu thuật cụ thể sẽ được bác sĩ xác định dựa trên mức độ xuất huyết, tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh.
Các kỹ thuật phẫu thuật phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật mở hộp sọ: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên hộp sọ, sử dụng kính vi phẫu để xác định vị trí túi phình và đặt kẹp titan vào cổ túi phình. Kẹp này giúp ngăn chặn dòng máu chảy vào túi phình, hạn chế nguy cơ tái vỡ mạch và được giữ cố định trong não suốt đời.
- Ứng dụng robot trong phẫu thuật não: Một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là sử dụng robot Modus V Synaptive, giúp bác sĩ có thể quan sát chính xác cấu trúc não và các bó thần kinh liên quan đến vùng tổn thương.
- Bắc cầu động mạch não: Phương pháp này sử dụng một đoạn mạch máu từ cơ thể bệnh nhân (thường là động mạch dưới chân hoặc động mạch thái dương) để tạo cầu nối qua vị trí động mạch bị tổn thương, giúp duy trì lưu thông máu. Kỹ thuật này thường áp dụng cho trường hợp động mạch bị tổn thương nghiêm trọng hoặc túi phình lớn không thể tiếp cận bằng các phương pháp khác.
Phẫu thuật vỡ mạch máu não được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao kết hợp máy móc hiện đại
3. Can thiệp nội mạch
Với những bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật mở, can thiệp nội mạch là phương pháp ít xâm lấn hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao:
- Nút coil: Một ống thông nhỏ được đưa vào động mạch qua đường bẹn để tiếp cận vị trí mạch bị tổn thương. Sau đó, các cuộn dây bạch kim (coil) được đưa vào túi phình để lấp đầy, làm giảm dòng chảy và giúp hình thành cục máu đông để bít kín túi phình.
- Đặt stent mạch não: Stent được đặt vào lòng mạch máu để làm giá đỡ, giúp nắn lại dòng chảy và bít kín túi phình, ngăn chặn nguy cơ tái vỡ.
Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng co thắt mạch (biến chứng có thể xảy ra ở khoảng 70% bệnh nhân sau vỡ mạch máu não), bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc giãn mạch sớm nhằm giảm nguy cơ lú lẫn, yếu liệt hoặc các triệu chứng thần kinh khác.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều kiện điều trị tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được theo dõi sát sao tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) trong khoảng 10-14 ngày để kiểm soát biến chứng và can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Tạm kết
Vỡ mạch máu não có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Để ngăn ngừa vỡ mạch máu não, bạn hãy duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày kết hợp ăn uống lành mạnh, giảm stress. Ngoài ra cũng nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, béo phì,… để bảo vệ não bộ nói riêng và sức khỏe nói chung.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng