Phục hồi chức năng sau tai biến: Bí quyết lấy lại sức khỏe nhanh chóng
Phục hồi chức năng sau tai biến là gì?
Phục hồi chức năng (còn gọi là vật lý trị liệu) sau tai biến là quá trình trị liệu giúp người bệnh đột quỵ rèn luyện và lấy lại những kỹ năng đã bị suy giảm do tổn thương não. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương, quá trình này có thể hỗ trợ cải thiện khả năng vận động, giao tiếp cũng như tăng cường sức khỏe và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân được vật lý trị liệu có kết quả hồi phục tốt hơn so với những người không áp dụng biện pháp này. Vì vậy, vật lý trị liệu tại nhà hoặc tại bệnh viện được khuyến khích cho tất cả bệnh nhân đột quỵ.
Chương trình phục hồi được thiết kế dựa trên tình trạng và nhu cầu cụ thể của từng người. Do đó, mỗi bệnh nhân sẽ có lộ trình tập luyện khác nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu chung của phục hồi chức năng sau tai biến thường bao gồm: Điều trị cơ bản và ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chức năng vận động, hỗ trợ khắc phục khuyết tật cũng như hướng dẫn bệnh nhân và gia đình thích nghi với những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày.
Y học hiện đại có rất nhiều phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não
Quá trình phục hồi sau tai biến gồm những gì?
Việc phục hồi chức năng sau đột quỵ đòi hỏi sự kiên trì và phương pháp phù hợp. Các bài tập phục hồi thường tập trung vào việc lặp lại các động tác nhằm kích thích não bộ tái lập lại chức năng bị ảnh hưởng. Chương trình phục hồi sẽ được xây dựng dựa trên tình trạng tổn thương cụ thể của từng bệnh nhân.
Người bệnh và gia đình cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia phục hồi chức năng để đạt kết quả tốt nhất.
1. Tăng cường kỹ năng vận động
Các bài tập vận động giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và khả năng phối hợp cơ thể. Chương trình tập luyện có thể bao gồm các động tác hỗ trợ đi lại, giữ thăng bằng và thậm chí là cải thiện khả năng nuốt.
Vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động tay, chân
2. Hỗ trợ khả năng di chuyển
Người bệnh có thể tập luyện để đi lại một cách độc lập hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp mắt cá chân, gậy, xe lăn hoặc khung tập đi. Nẹp mắt cá chân giúp cố định và tăng cường sức mạnh vùng mắt cá, hỗ trợ chịu lực khi đi lại.
3. Mở rộng phạm vi chuyển động
Một số bài tập đặc biệt và liệu pháp điều trị có thể giúp giảm tình trạng co cứng cơ, đồng thời hỗ trợ người bệnh cải thiện biên độ vận động và tiến tới lấy lại khả năng hoạt động bình thường.
4. Hỗ trợ phục hồi nhận thức
Các liệu pháp ngôn ngữ và trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ, tư duy, khả năng phán đoán, xử lý vấn đề, kỹ năng xã hội cũng như nhận thức về sự an toàn.
Hỗ trợ người tai biến phục hồi khả năng nhận thức và giao tiếp
5. Phục hồi khả năng giao tiếp
Người bệnh có thể được hỗ trợ phục hồi khả năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các phương pháp trị liệu chuyên biệt. Điều này giúp cải thiện giao tiếp và chất lượng cuộc sống.
6. Đánh giá và hỗ trợ tâm lý
Việc kiểm tra và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tâm lý tốt hơn. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp nhất.
7. Phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại hỗ trợ phục hồi sau tai biến như:
- Kích thích não không xâm lấn: Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ đã được ứng dụng để cải thiện kỹ năng vận động cho người bệnh.
- Kích thích điện thần kinh cơ: Bằng cách sử dụng dòng điện tác động lên các cơ bị suy yếu, phương pháp này giúp kích thích co cơ và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.
- Ứng dụng công nghệ robot: Thiết bị robot hỗ trợ các chi suy yếu thực hiện những chuyển động lặp đi lặp lại, giúp người bệnh phục hồi chức năng và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Công nghệ không dây: Máy theo dõi hoạt động giúp người bệnh kiểm soát và duy trì quá trình tập luyện, tăng cường sự chủ động trong phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Cải thiện chức năng bằng máy móc hiện đại
8. Sử dụng thuốc hỗ trợ
Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng trầm cảm, cải thiện mức độ tỉnh táo, hỗ trợ vận động hoặc giảm kích động. Bên cạnh đó, các phương pháp như trị liệu bằng thảo dược, châm cứu, xoa bóp cũng có thể được kết hợp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi sau đột quỵ.
Khi nào nên bắt đầu tập luyện phục hồi?
Việc khởi động quá trình tập luyện càng sớm thì khả năng lấy lại những chức năng đã mất càng cao. Thông thường, bệnh nhân có thể bắt đầu tập luyện trong vòng 24 – 48 giờ sau khi được cấp cứu, ngay khi tình trạng sức khỏe đã ổn định tại bệnh viện.
Ngày nay có rất nhiều công nghệ, máy móc hỗ trợ người bị tai biến
Thời gian phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não kéo dài bao lâu?
Quá trình hồi phục phụ thuộc vào mức độ tổn thương do tai biến gây ra cũng như các biến chứng liên quan. Một số bệnh nhân có thể cải thiện nhanh chóng, nhưng phần lớn sẽ cần một kế hoạch phục hồi kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Kế hoạch phục hồi có thể điều chỉnh linh hoạt theo từng giai đoạn, tùy vào tiến độ và nhu cầu cụ thể của người bệnh. Nếu duy trì tập luyện đều đặn, người bệnh có thể tiếp tục đạt được những cải thiện đáng kể theo thời gian.
Quá trình phục hồi sau đột quỵ ở mỗi bệnh nhân có sự khác biệt đáng kể. Không thể xác định chính xác mức độ cải thiện và thời gian phục hồi của từng người. Tuy nhiên, kết quả phục hồi có thể chịu tác động bởi các yếu tố sau:
- Yếu tố thể chất: Bao gồm mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ cũng như ảnh hưởng của nó đến khả năng vận động và nhận thức.
- Yếu tố tâm lý: Tình trạng tinh thần, động lực và sự kiên trì tham gia vào quá trình tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi.
- Yếu tố xã hội: Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và môi trường sống có thể tác động lớn đến tốc độ và hiệu quả của quá trình phục hồi.
- Yếu tố điều trị: Việc bắt đầu tập luyện sớm sau đột quỵ sẽ góp phần tối ưu hóa kết quả phục hồi.
Thông thường, giai đoạn hồi phục nhanh nhất diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau cơn đột quỵ. Tuy nhiên, quá trình này vẫn có thể tiếp tục tiến triển trong khoảng 12 – 18 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Sự hỗ trợ của bác sĩ và người thân đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân tai biến
Tạm kết
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là quá trình khó khăn, đòi hỏi người bệnh và người thân cần kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vật lý trị liệu nên áp dụng càng sớm càng tốt và kết hợp các bài tập tại nhà để tăng khả năng hồi phục cho người bệnh.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng