Nhồi máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Nhồi máu não gồm những dạng nào?
Trong thực hành y khoa, nhồi máu não chủ yếu được chia thành ba dạng phổ biến:
- Nhồi máu động mạch lớn: Thể này thường xuất hiện khi các động mạch chính như động mạch cảnh bị chặn bởi mảng xơ vữa do lối sống không lành mạnh như hút thuốc, tăng cholesterol hoặc viêm mạn tính. Đây là dạng thường gặp nhất.
- Nhồi máu động mạch nhỏ (hay còn gọi là nhồi máu ổ khuyết): Xảy ra ở các mạch máu nhỏ sâu trong não, thường do các bệnh lý nền như cao huyết áp hoặc tiểu đường, làm thành mạch dày và hẹp lại theo thời gian.
- Nhồi máu não do thuyên tắc từ tim: Những cục máu đông hình thành trong buồng tim – thường liên quan đến tình trạng rung nhĩ hoặc bệnh van tim – có thể theo dòng máu lên não, gây bít tắc động mạch não và dẫn đến đột quỵ thiếu máu não cấp.
Huyết khối là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu não
Nguyên nhân gây nhồi máu não là gì?
Nhồi máu não là hậu quả của việc dòng máu đến một phần não bị chặn lại. Một số nguyên nhân thường gặp gồm:
- Xơ vữa động mạch lớn: Các mảng bám hình thành trong các mạch máu lớn gây cản trở lưu thông máu lên não. Có thể xảy ra ở các mạch trong hoặc ngoài sọ.
- Rối loạn tim mạch: Tình trạng như rung nhĩ, hở van tim, suy tim… dễ gây hình thành cục máu đông trong tim, có thể trôi lên não và gây tắc mạch.
- Tắc mạch nhỏ trong não: Tăng huyết áp và đái tháo đường lâu năm làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong não, gây hẹp hoặc tắc mạch.
- Bệnh mạch máu không do xơ vữa: Một số tình trạng như viêm mạch máu cũng có thể gây tắc nghẽn, dù ít gặp hơn.
- Rối loạn máu: Các bệnh lý liên quan đến đông máu, bất thường tế bào máu hoặc dị tật mạch máu bẩm sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu não, dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 5%).
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não
Nhồi máu não thường biểu hiện với các triệu chứng khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng, thường xuất hiện trong lúc ngủ hoặc ngay sau khi tỉnh dậy.
Tùy thuộc vào khu vực mạch máu não bị tắc nghẽn, người bệnh có thể gặp các rối loạn thần kinh khác nhau. Dù não có hệ thống mạch máu phụ hỗ trợ, một số triệu chứng vẫn có thể biểu hiện rõ rệt. Cụ thể:
- Tổn thương ở bán cầu đại não (chiếm khoảng 50% ca bệnh): Có thể dẫn đến yếu hoặc liệt nửa thân đối diện (ban đầu liệt mềm, sau tiến triển thành liệt cứng), giảm cảm giác nửa người, suy giảm thị lực cùng bên tổn thương và gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc hiểu lời nói.
- Tổn thương vùng thân não (khoảng 25%): Bệnh nhân có thể bị liệt cả bốn chi, gặp vấn đề về thị giác hoặc rơi vào tình trạng “khóa trong” – tức là người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nhưng không thể nói hoặc cử động.
- Tổn thương hỗn hợp hoặc không điển hình (chiếm 25%): Gây suy giảm khả năng vận động và cảm giác, song người bệnh vẫn duy trì được mức độ tỉnh táo và nhận thức.
Người mắc nhồi máu não có các triệu chứng như:
- Đau đầu dữ dội bất thường.
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói.
- Tê yếu ở tay hoặc chân, đặc biệt ở một bên cơ thể.
- Liệt nửa người.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê.
Triệu chứng nhận biết đột quỵ nhồi máu não
Đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não
Mặc dù nhồi máu não có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng nguy cơ tăng rõ rệt ở những người:
- Trên 65 tuổi.
- Có bệnh lý nền như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường.
- Hút thuốc lá hoặc uống rượu thường xuyên.
Ngoài ra còn có các yếu làm tăng nguy cơ nhồi máu não như:
- Tuổi tác cao.
- Giới tính và chủng tộc.
- Yếu tố di truyền.
- Tiền sử đau nửa đầu dạng migraine.
- Dị tật mạch máu bẩm sinh (loạn sản xơ cơ).
- Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ chính.
- Tiểu đường.
- Bệnh lý tim mạch: Như suy tim, rung nhĩ, bệnh van tim hoặc luồng thông bất thường giữa các buồng tim.
- Rối loạn lipid máu.
- Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).
- Hẹp động mạch cảnh.
- Tăng homocysteine máu.
- Lối sống thiếu lành mạnh: Ít vận động, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não
Những biến chứng thường gặp sau nhồi máu não
Nhồi máu não có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số biến chứng phổ biến bao gồm:
- Mất khả năng vận động: Người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc liệt một phần tay, chân, dẫn đến nguy cơ loét do tì đè và nhiễm trùng vì giảm vận động.
- Khó khăn trong giao tiếp: Có thể xuất hiện tình trạng nói lắp, nói không rõ hoặc mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ.
- Suy giảm trí nhớ và nhận thức: Người bệnh dễ bị lú lẫn, quên trước quên sau và mất khả năng phân tích, xử lý thông tin.
- Rối loạn thị lực: Có thể giảm thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt.
- Khó kiểm soát tiểu tiện: Người bệnh dễ bị són tiểu hoặc tiểu không tự chủ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
Những biến chứng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày và khả năng hồi phục của người bệnh.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhồi máu não
Việc chẩn đoán nhồi máu não chủ yếu dựa trên đánh giá lâm sàng, kết hợp với các phương pháp cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân.
1. Đánh giá lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu thần kinh khu trú, như yếu liệt chi, rối loạn ngôn ngữ, thị lực, hoặc mất thăng bằng. Đồng thời, đo đường huyết tại giường để loại trừ hạ đường huyết, một tình trạng có thể gây ra triệu chứng tương tự đột quỵ.
2. Chẩn đoán hình ảnh
Để xác định loại đột quỵ và mức độ tổn thương não, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp phát hiện xuất huyết não và các tổn thương khác.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đặc biệt là kỹ thuật khuếch tán (DWI), có khả năng phát hiện nhồi máu não ở giai đoạn rất sớm, khi mô não còn có thể hồi phục được .
- Chụp mạch máu não (CTA hoặc MRA): Được sử dụng để xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn mạch máu não.
Chẩn đoán hình ảnh nhồi máu não
3. Xét nghiệm bổ sung
Các xét nghiệm máu được thực hiện để đánh giá các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm:
- Kiểm tra chức năng đông máu: Để xác định nguy cơ chảy máu hoặc hình thành cục máu đông.
- Xét nghiệm lipid máu: Đánh giá mức độ cholesterol và triglyceride.
- Kiểm tra chức năng gan, thận và điện giải: Để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị nhồi máu não hiện nay
Việc điều trị nhồi máu não cần được tiến hành khẩn trương để giảm thiểu tổn thương não và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.
1. Điều trị cấp cứu
- Ổn định đường thở, hô hấp và tuần hoàn (ABC): Đảm bảo bệnh nhân có đủ oxy và huyết áp ổn định.
- Kiểm soát đường huyết: Duy trì mức đường huyết trong giới hạn bình thường để tránh làm nặng thêm tổn thương não.
- Kiểm soát huyết áp: Điều chỉnh huyết áp phù hợp, tránh hạ huyết áp quá mức hoặc tăng huyết áp kéo dài.
2. Điều trị đặc hiệu
- Tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch: Sử dụng thuốc Alteplase (rtPA) trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng để làm tan cục máu đông .
- Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học: Áp dụng cho bệnh nhân có tắc nghẽn động mạch lớn và đến bệnh viện trong vòng 6 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng .
Phương pháp điều trị nhồi máu não hiện nay
3. Điều trị hỗ trợ và phòng ngừa tái phát
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Sử dụng aspirin hoặc clopidogrel để ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới.
- Thuốc chống đông máu: Áp dụng cho bệnh nhân có rung nhĩ hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, và lối sống không lành mạnh.
- Phục hồi chức năng: Thực hiện vật lý trị liệu và ngôn ngữ trị liệu để cải thiện khả năng vận động và giao tiếp.
Bị nhồi máu não có phục hồi được không?
Việc phục hồi hoàn toàn sau khi bị nhồi máu não thường rất khó khăn, với tỷ lệ đạt được sự hồi phục hoàn toàn là khá thấp. Tuy nhiên, nếu được can thiệp y tế đúng lúc và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, bao gồm chăm sóc chuyên môn, tập vật lý trị liệu đều đặn và thực hiện theo hướng dẫn bác sĩ, người bệnh vẫn có thể đạt mức phục hồi tương đối cao từ 90% đến 95%.
Mức độ hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương não ban đầu, độ tuổi, sức khỏe nền tảng của người bệnh, cùng với tốc độ tiếp cận và hiệu quả của việc điều trị. Dù không phải trường hợp nào cũng đạt được sự hồi phục trọn vẹn, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn có thể cải thiện chất lượng sống rõ rệt nếu được điều trị và hỗ trợ đúng cách.
Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa nhồi máu não tái phát
Để giảm thiểu nguy cơ tái phát hoặc tiến triển của nhồi máu não, người bệnh nên xây dựng và duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học:
- Vận động thể chất:
Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ chậm khoảng 30 phút mỗi ngày. Có thể kết hợp với các bài tập dưỡng sinh như thái cực quyền, yoga, thiền. Nên tránh các môn thể thao cần gắng sức như tập gym nặng, nâng tạ hoặc chơi tennis.
- Hỗ trợ từ dinh dưỡng và thói quen tốt:
+ Sử dụng acid folic tối thiểu 300 mcg mỗi ngày có thể giúp giảm tới 20% nguy cơ đột quỵ.
+ Bỏ thuốc lá hoàn toàn.
+ Hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần vui vẻ, tránh tức giận đột ngột.
+ Kiểm soát cân nặng hợp lý: Bữa sáng đủ chất, ăn trưa vừa phải, tối ăn nhẹ. Tránh ăn quá nhiều hoặc để bụng quá đói. Tránh bánh ngọt, nước có gas. Duy trì BMI ở mức 18–23, vòng bụng nên dưới 90 cm đối với nam và dưới 80 cm với nữ.
- Chế độ ăn uống khoa học:
Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn nên có ít nhất ba phần tinh bột/ngày, sáu phần rau xanh và hai phần trái cây mỗi tuần. Ưu tiên cá, thịt trắng (gà, vịt), các loại đậu, hạt dinh dưỡng. Hạn chế thịt đỏ, đồ ăn nhanh, phô mai và bơ.
Tạm kết
Nhồi máu não là dạng đột quỵ phổ biến có thể gây tử vong, liệt nửa người, rối loạn vận động. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhồi máu não, nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị. Để được dược sĩ tư vấn kĩ hơn, vui lòng liên hệ hotline: 0975.857.257.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng