Giải mã: Vì sao chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Chấn thương sọ não là gì?
Chấn thương sọ não xảy ra khi một vật cứng tác động mạnh vào đầu hoặc khi đầu va vào vật thể cứng. Các vết thương có thể xuyên qua sọ, như vết thương do súng bắn, hoặc không xuyên thấu, như trong các vụ tai nạn xe hơi.
Chấn thương sọ não nhẹ thường chỉ ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra chảy máu, rách mô, bầm tím và những tổn thương thực thể nghiêm trọng cho não. Với chấn thương sọ não nặng, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng lâu dài hoặc thậm chí tử vong.
Hình ảnh chấn thương sọ não
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não
Một số nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não bao gồm:
- Té ngã: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây chấn thương sọ não. Té ngã có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau như ngã từ cầu thang, ngã trong phòng tắm hoặc từ giường xuống. Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải tình trạng này.
- Tai nạn giao thông: Các vụ tai nạn liên quan đến ô tô, xe máy, xe đạp, hoặc thậm chí người đi bộ đều có thể dẫn đến
- Bạo lực: Những vụ bạo hành như bắn súng, bạo lực gia đình, hành hung trẻ em và các hình thức bạo lực khác cũng là nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não.
- Hội chứng rung lắc: Trẻ sơ sinh có thể bị chấn thương sọ não nghiêm trọng hoặc tử vong do bị rung lắc mạnh, đặc biệt là khi không được chăm sóc đúng cách.
- Chấn thương thể thao: Các môn thể thao như bóng đá, bóng chày, khúc côn cầu, bóng rổ... có thể dẫn đến chấn thương sọ não do va đập mạnh.
- Vụ nổ: Các vụ nổ trong thời chiến hoặc các tai nạn công nghiệp có thể gây ra chấn thương sọ não, đặc biệt là khi sóng áp lực từ vụ nổ ảnh hưởng đến chức năng não. Cùng với đó, các mảnh vỡ có thể xuyên vào đầu gây chấn thương nặng.
Chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân tác động
Triệu chứng của chấn thương sọ não
Triệu chứng của chấn thương sọ não có sự khác biệt rõ rệt, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chấn thương. Người bị chấn thương sọ não có thể trải qua một số dấu hiệu sau đây:
- Chấn thương sọ não nhẹ:
+ Đau đầu.
+ Buồn nôn hoặc nôn mửa.
+ Mệt mỏi, cảm giác buồn ngủ.
+ Khó khăn trong việc giao tiếp, ví dụ như nói ngọng, khó hiểu hoặc không thể diễn đạt rõ ràng.
+ Chóng mặt, mất thăng bằng.
+ Các vấn đề về giác quan, như mờ mắt, ù tai, cảm giác vị lạ trong miệng hoặc thay đổi khả năng ngửi.
+ Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.
+ Mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn (từ vài giây đến vài phút).
+ Cảm giác choáng váng, mất phương hướng.
+ Khó khăn trong việc ghi nhớ hoặc tập trung.
+ Cảm giác chán nản, lo âu.
+ Rối loạn giấc ngủ, có thể ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường.
- Chấn thương sọ não mức độ trung bình đến nghiêm trọng:
Chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng có thể bao gồm các triệu chứng của chấn thương sọ não nhẹ, nhưng ngoài ra còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu sau:
+ Mất ý thức kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
+ Đau đầu liên tục, cường độ đau tăng dần theo thời gian.
+ Nôn mửa hoặc cảm giác buồn nôn không ngừng.
+ Co giật hoặc các cơn động kinh.
+ Mắt có thể giãn to, một hoặc cả hai mắt.
+ Chảy dịch từ mũi hoặc tai.
+ Tình trạng hôn mê sau khi thức dậy.
+ Yếu hoặc tê tay, chân.
+ Lú lẫn, khả năng nhận thức bị giảm sút.
+ Dễ bị kích động hoặc nổi giận.
+ Nói ngọng hoặc không rõ lời.
Đau đầu, choáng ngã,... sau khi va đập mạnh có thể do chấn thương sọ não
Vì sao chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Những người từng bị chấn thương sọ não có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn đáng kể – thậm chí kéo dài đến nhiều năm sau khi chấn thương xảy ra. Đây là cảnh báo từ một nhóm chuyên gia tại Anh, sau khi họ tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu từ 18 nghiên cứu tại 4 quốc gia khác nhau.
Trước đó, chấn thương sọ não đã được biết đến như một yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh lý thần kinh như sa sút trí tuệ, Parkinson và động kinh. Giờ đây, các nhà nghiên cứu khẳng định, chấn thương sọ não cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến đột quỵ.
Kết quả phân tích cho thấy, những người từng bị chấn thương sọ não có khả năng bị đột quỵ cao hơn tới 86% so với người không có tiền sử chấn thương sọ não. Đáng chú ý, rủi ro này không chỉ xuất hiện tức thì mà kéo dài tới 5 năm sau chấn thương, với giai đoạn dễ tổn thương nhất là trong 4 tháng đầu tiên.
Chấn thương sọ não gây tổn thương não bộ có thể dẫn đến đột quỵ
Phương pháp điều trị chấn thương sọ não
Cách điều trị chấn thương sọ não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng và vị trí của chấn thương.
- Đối với trường hợp chấn thương sọ não nhẹ:
Điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, kết hợp với việc bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau nếu người bệnh gặp phải cơn đau đầu. Đồng thời, cần theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Đối với trường hợp chấn thương sọ não trung bình và nặng:
+ Với các trường hợp chấn thương sọ não mức độ trung bình đến nặng, bác sĩ sẽ can thiệp ngay để hạn chế tổn thương lan rộng, đảm bảo lượng máu và oxy cung cấp cho não.
+ Một số trường hợp chấn thương sọ não có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Ngoài ra, chấn thương sọ não còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như lo âu, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa trên mức độ tổn thương và các triệu chứng cụ thể.
- Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
+ Phẫu thuật loại bỏ dị vật trong trường hợp có vết thương hở.
+ Phẫu thuật cắt bỏ mô bị tổn thương hoặc hoại tử, máu tụ.
+ Phẫu thuật tạo hình lại xương sọ.
+ Phẫu thuật giảm áp.
+ Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng và giảm nguy cơ các biến chứng như thuốc chống co giật, thuốc chống lo âu, thuốc chống đông máu, thuốc giãn cơ...
+ Thực hiện các liệu pháp phục hồi chức năng, ví dụ như vật lý trị liệu.
Tạm kết
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu vì sao chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ đột quỵ và cách điều trị. Chấn thương sọ não, dù nhẹ hay nặng, đều có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi có va đập ở vùng đầu, cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
-
Giải mã: Vì sao chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Mỗi năm, chấn thương sọ não ảnh hưởng đến khoảng 69 triệu người trên toàn cầu và là một trong... -
Uống gì chống đột quỵ? Top thực phẩm nên ăn mỗi ngày
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đột quỵ, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động... -
FAST đột quỵ: Quy tắc đơn giản nhận biết ngay lập tức dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Quy tắc FAST được xem là bí quyết đơn giản phát hiện sớm các biểu hiện đột quỵ, giúp người... -
Đột quỵ có cứu được không? Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Đột quỵ có cứu được không là câu hỏi rất nhiều người đang thắc mắc. Thực tế, khả năng sống... -
Bị tai biến mạch máu não có nên châm cứu không?
Tai biến mạch máu não đang gia tăng và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở các quốc... -
Tai biến mạch máu não không nói được: Nguyên nhân và cách điều trị
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong những tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra đột... -
Rối loạn mỡ máu: “Thủ phạm” âm thầm gây đột quỵ ít người biết
Rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Để hiểu... -
Co thắt mạch máu não và nguy cơ đột quỵ: Mối liên hệ bạn cần biết
Hiện tượng co thắt mạch máu não là một trong những nguyên nhân chính gây xuất huyết thứ phát ở... -
Top bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não giúp tăng cường lưu thông máu não tự nhiên
Thiếu máu não là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi... -
Bị tai biến mạch máu não nên ăn trái cây gì để hỗ trợ phục hồi não bộ?
Trong thời gian gần đây, số ca mắc tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) ngày...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng