FAST đột quỵ: Quy tắc đơn giản nhận biết ngay lập tức dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
FAST đột quỵ là gì? Vì sao quan trọng?
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn, khiến dòng máu – mang theo oxy và dưỡng chất thiết yếu không thể đến nuôi các tế bào não. Sự thiếu hụt này bắt đầu phá hủy mô não chỉ trong vài phút và có thể tiếp diễn hàng giờ nếu không được điều trị. Những tổn thương này, nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ để lại hậu quả nặng nề hoặc gây tử vong.
Để giúp người dân dễ nhớ và nhận diện đột quỵ, các chuyên gia y tế đã đưa ra cụm từ viết tắt FAST, tương ứng với 4 dấu hiệu cảnh báo sớm:
- F (Face – Khuôn mặt): Một bên mặt có thể bị xệ xuống, biểu cảm không đều, khó cười hoặc méo miệng.
- A (Arms – Cánh tay): Người bệnh không thể giơ đồng đều cả hai tay, một tay có xu hướng rơi xuống do yếu liệt.
- S (Speech – Lời nói): Gặp khó khăn trong giao tiếp, nói ngọng, khó hiểu hoặc không nói được.
- T (Time – Thời gian): Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức – thời gian là yếu tố quyết định.
Quy tắc FAST nhận biết đột quỵ sớm
Các dấu hiệu khác có thể gặp ở người đột quỵ
Ngoài những biểu hiện được mô tả trong FAST, đột quỵ còn có thể kèm theo một số triệu chứng ít gặp hơn nhưng vẫn đáng chú ý:
- Thay đổi dáng đi: Người bệnh có thể đi loạng choạng, mất thăng bằng, không điều khiển được chân tay do não thiếu máu nuôi.
- Nấc liên tục: Một số trường hợp, đặc biệt là phụ nữ, xuất hiện tình trạng nấc dai dẳng trước khi đột quỵ xảy ra. Nhiều người có thể bỏ qua dấu hiệu này vì tưởng chỉ là nấc thông thường.
- Khó thở: Cơn đột quỵ có thể làm bệnh nhân thở gấp, hụt hơi, tim đập nhanh, do lượng oxy đưa lên não bị giảm mạnh.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ là yếu tố sống còn. Hãy ghi nhớ FAST như một công cụ cứu người – càng hành động nhanh, cơ hội sống và phục hồi càng lớn.
Cách xử trí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ theo quy tắc FAST
Ngay khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ, bạn hãy:
- Đỡ người bệnh để phòng tránh té ngã gây tổn thương.
- Đặt bệnh nhân nằm ở nơi thoáng khí, đầu hơi nâng cao khoảng 20–30 cm để hỗ trợ lưu thông máu lên não.
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo, hãy hỏi thông tin cơ bản để cung cấp cho nhân viên y tế khi đến hiện trường.
- Trong trường hợp người bệnh nôn ói, nên xoay người nghiêng một bên để tránh sặc và đảm bảo đường thở thông thoáng
- Nếu bệnh nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập, thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) nếu cần thiết.
Các bước xử trí khi phát hiện người thân bị đột quỵ
Một số điều không nên làm khi cấp cứu đột quỵ:
- Tránh tụ tập đông người quanh bệnh nhân vì có thể làm không khí ngột ngạt và ảnh hưởng đến hô hấp;
- Không nên sử dụng các phương pháp dân gian như xoa dầu, cạo gió.
- Tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý quan trọng: Việc nhận diện sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và xử trí kịp thời đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ tính mạng và giảm thiểu di chứng cho người bệnh. Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ đột quỵ, hãy lập tức gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ chuyên nghiệp.
Tạm kết
Bài viết đã tổng hợp quy tắc FAST đột quỵ giúp bạn nhận biết và xử trí kịp thời khi phát hiện người thân bị đột quỵ. Tốt nhất bạn nên gọi ngay cấp cứu để được hỗ trợ và ghi lại các biểu hiện, mốc thời gian để giúp tăng cơ hội sống cho người bệnh.
-
Uống gì chống đột quỵ? Top thực phẩm nên ăn mỗi ngày
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đột quỵ, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động... -
FAST đột quỵ: Quy tắc đơn giản nhận biết ngay lập tức dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Quy tắc FAST được xem là bí quyết đơn giản phát hiện sớm các biểu hiện đột quỵ, giúp người... -
Đột quỵ có cứu được không? Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa
Đột quỵ có cứu được không là câu hỏi rất nhiều người đang thắc mắc. Thực tế, khả năng sống... -
Bị tai biến mạch máu não có nên châm cứu không?
Tai biến mạch máu não đang gia tăng và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở các quốc... -
Tai biến mạch máu não không nói được: Nguyên nhân và cách điều trị
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong những tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra đột... -
Rối loạn mỡ máu: “Thủ phạm” âm thầm gây đột quỵ ít người biết
Rối loạn mỡ máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Để hiểu... -
Co thắt mạch máu não và nguy cơ đột quỵ: Mối liên hệ bạn cần biết
Hiện tượng co thắt mạch máu não là một trong những nguyên nhân chính gây xuất huyết thứ phát ở... -
Top bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não giúp tăng cường lưu thông máu não tự nhiên
Thiếu máu não là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi... -
Bị tai biến mạch máu não nên ăn trái cây gì để hỗ trợ phục hồi não bộ?
Trong thời gian gần đây, số ca mắc tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) ngày... -
Phương pháp tầm soát tai biến mạch máu não: Chìa khóa để bảo vệ não bộ
Đột quỵ não là một trong những mối nguy hiểm sức khỏe khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt là...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng