Đột quỵ mùa nắng nóng: Làm thế nào để phòng tránh?
Vì sao trời nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Đột quỵ mùa nắng nóng thực chất là tình trạng đột quỵ xảy ra khi nhiệt độ cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nhiệt độ môi trường và nguy cơ đột quỵ. Khi nhiệt độ tăng cao dẫn đến những thay đổi của cơ thể làm nguy cơ đột quỵ gia tăng như:
- Mất nước và cô đặc máu: Thời tiết nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, dẫn đến tình trạng mất nước nếu không bù đắp kịp thời. Điều này làm máu trở nên đặc hơn, dễ kết dính, cản trở lưu thông và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông – một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.
- Thay đổi hệ thần kinh trung ương: Khi thân nhiệt tăng quá mức, hệ thần kinh trung ương có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp, làm giảm lưu lượng máu lên não.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Nhiệt độ cao kéo dài có thể gây áp lực lên tim, khiến tim hoạt động kém hiệu quả, giảm khả năng bơm máu đến não và các cơ quan quan trọng.
- Sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột: Việc di chuyển từ môi trường nắng nóng vào phòng lạnh đột ngột có thể khiến mạch máu co thắt, làm huyết áp tăng cao đột ngột, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Triệu chứng phân biệt say nắng và đột quỵ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng
Có rất nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, bao gồm:
- Tuổi tác: Người cao tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị đột quỵ trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài. Nguyên nhân là do khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ ở hai nhóm đối tượng này kém hơn so với người trưởng thành.
- Môi trường sống và làm việc: Những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tập luyện hoặc sinh hoạt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt dễ bị kiệt sức. Điều này có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về tim mạch, huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh lý nền: Người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, rung nhĩ, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì hoặc bệnh phổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
- Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm ba vòng hay thuốc điều chỉnh điện giải có thể làm tăng nguy cơ mất nước khi thời tiết nóng bức. Nếu không bổ sung nước kịp thời, tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ trong mùa nóng
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mùa nắng nóng
Đột quỵ do nắng nóng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng hơn các yếu tố nguy cơ, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, có thể gây hậu quả nghiêm trọng như rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, thậm chí tàn phế suốt đời. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng hay từ bất kỳ nguyên nhân nào khác đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống người bệnh.
Một số triệu chứng cảnh báo đột quỵ do nắng nóng bao gồm: Đau đầu dữ dội, chóng mặt, hoa mắt, thân nhiệt cao nhưng không đổ mồ hôi, tê bì tay chân, suy yếu hoặc liệt một bên cơ thể, méo miệng, rối loạn ý thức, tim đập nhanh, khó thở, động kinh, mất định hướng và có thể ngất xỉu. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái trụy mạch và hôn mê.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, đột quỵ do nắng nóng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Ghi nhớ quy tắc F.A.S.T nhận biết đột quỵ
Hướng dẫn xử lý khi gặp người bị đột quỵ do nắng nóng
Người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay để giảm nguy cơ tổn thương não, suy đa tạng hoặc tử vong. Khi phát hiện người thân bị đột quỵ cần gọi ngay cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình chờ đợi, hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Sơ cứu ban đầu:
+ Đưa người bệnh vào khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
+ Nới lỏng quần áo để cơ thể dễ tỏa nhiệt.
+ Dùng khăn ẩm hoặc nước mát lau người, đặc biệt ở các vùng như cổ, nách và bẹn.
+ Tuyệt đối không cho người bệnh uống nước hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Bước 2: Hồi sức cấp cứu (nếu cần):
Nếu người bệnh ngừng thở hoặc mất ý thức, cần thực hiện các biện pháp hồi sức tim phổi theo 2 cách dưới đây:
+ Hướng dẫn thổi ngạt: Bạn đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau, dùng khăn sạch lau miệng, loại bỏ đờm hoặc dịch tiết. Sau đó, dùng ngón tay bịt mũi bệnh nhân, thổi hơi trực tiếp vào miệng.
+ Hướng dẫn ép tim ngoài lồng ngực: Bạn đặt hai bàn tay chồng lên nhau, đặt tại vị trí chính giữa lồng ngực, giữ cánh tay thẳng góc 90 độ so với ngực, dùng lực ép xuống với tần suất khoảng 100 lần/phút. Nếu chỉ có một người sơ cứu, thực hiện 2-3 lần thổi ngạt xen kẽ với 10-15 lần ép tim. Nếu có hai người, một người ép tim, một người thổi ngạt và tiếp tục cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi hoặc nhân viên y tế đến.
Việc sơ cứu kịp thời có thể giúp tăng cơ hội sống sót và hạn chế di chứng cho người bị đột quỵ do nắng nóng.
Lưu ý khi cách sơ cứu người bị đột quỵ
Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ do thời tiết oi bức, nhưng rủi ro này cao hơn đối với những người mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rung nhĩ, béo phì… Để hạn chế nguy cơ, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh. Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ trong mùa hè:
1. Kiểm tra sức khỏe và tầm soát nguy cơ đột quỵ
Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ, từ đó có hướng can thiệp kịp thời. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế cung cấp các gói tầm soát đột quỵ với công nghệ tiên tiến, hỗ trợ nhận diện sớm tình trạng hẹp, tắc nghẽn, phình hay dị dạng mạch máu não. Một số kỹ thuật hiện đại như chụp CT đa lát cắt, MRI 3 Tesla hay DSA (chụp mạch máu số hóa xóa nền) giúp đánh giá cấu trúc, chức năng và lưu thông máu não chính xác hơn.
2. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung đủ nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp tránh mất nước và hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Nên chia nhỏ lượng nước uống đều trong ngày thay vì uống quá nhiều trong một lần.
Ăn uống cân bằng: Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất béo lành mạnh. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như bơ, các loại hạt, cá hồi, ô liu… giúp kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và ổn định huyết áp.
Một số cách đơn giản phòng tránh sốc nhiệt và đột quỵ trong mùa hè
3. Tránh tiếp xúc với nắng gắt
Hạn chế ra ngoài từ 10h – 16h để tránh nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng. Nếu phải di chuyển ngoài trời, nên sử dụng mũ rộng vành, áo chống nắng, kính râm và thoa kem chống nắng để bảo vệ cơ thể. Người có sức khỏe yếu, từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh nền cần đặc biệt chú ý tránh nắng trực tiếp.
Ngoài ra, không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột như đi từ môi trường nắng nóng vào phòng lạnh ngay lập tức. Sự thay đổi nhanh có thể gây co mạch, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu dùng điều hòa, nên duy trì nhiệt độ an toàn trong khoảng 26 – 28°C.
4. Duy trì vận động hợp lý
Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao thể lực và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do nắng nóng. Trong những ngày thời tiết oi bức, nên lựa chọn các bài tập trong nhà như yoga, chạy bộ trên máy, nhảy dây hoặc aerobic thay vì tập luyện ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt.
Tạm kết
Đột quỵ mùa nắng nóng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người có sẵn nguy cơ như: Cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,... Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh mất nước và kiệt sức để hạn chế nguy cơ xảy ra đột quỵ.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng