Châm cứu liệt nửa người cải thiện di chứng sau đột quỵ
Châm cứu liệt nửa người vì sao hiệu quả?
Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) có thể gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Liệt nửa người, méo miệng, mắt nhắm không kín, rối loạn đại tiểu tiện,…
Theo y học hiện đại, tai biến mạch máu não được mô tả là tình trạng rối loạn thần kinh cấp tính xảy ra do tổn thương mạch máu ở não hoặc vùng cổ. Mức độ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và khả năng phục hồi của người bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như phạm vi tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong hệ thống thần kinh và vận động.
Hiện nay, châm cứu được xem là phương pháp phục hồi chức năng được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các di chứng do tai biến gây ra. Châm cứu giúp hỗ trợ phục hồi chức năng bằng cách kích thích các huyệt đạo, giúp cơ thể thiết lập lại phản xạ vận động mới. Châm cứu giúp cải thiện khả năng cử động, hỗ trợ giảm nhẹ các di chứng do tai biến gây ra và rút ngắn quá trình hồi phục.
Bên cạnh đó, châm cứu còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào thần kinh tại các vùng não bị thiếu máu cục bộ, tăng cường lưu thông máu đến các khu vực tổn thương, đồng thời cải thiện trí nhớ thông qua việc kích thích hoạt động của các synap thần kinh tại vùng hải mã.
Châm cứu giúp phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến
Châm cứu liệt nửa người: Những huyệt đạo quan trọng
Liệu trình châm cứu được thực hiện mỗi ngày một lần, kim lưu trong khoảng 25 - 30 phút. Một liệu trình kéo dài từ 7 - 10 ngày, có thể lặp lại nhiều đợt tùy theo tình trạng bệnh nhân. Phương pháp châm cứu liệt nửa người thường tác động vào các huyệt đạo sau:
- Huyệt vùng tay: Bát tà, Kiên ngung, Tý nhu, Kiên tỉnh, Hợp cốc, Khúc trì, Nội quan,…
- Huyệt vùng chân: Hoàn khiêu, Phong trì, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Phong long, Giải khê, Tam âm giao, Thái xung, Hành gian, Bát phong,…
- Huyệt vùng đầu, mặt, cổ: Giáp xa, Bách hội, Hạ quan, Địa thương, Thượng liêm tuyền, Thiên đột, Nghinh hương, Toản trúc, Tình minh, Dương bạch, Ngư yêu, Ty trúc không,…
Các huyệt đạo ở đầu mặt cổ
Với phương pháp đầu châm, nếu bệnh nhân chỉ bị liệt, châm tại vùng vận động; nếu kèm theo rối loạn cảm giác, châm thêm vùng cảm giác bên đối diện. Kỹ thuật châm thực hiện với góc nghiêng 30 độ, vê kim khoảng 200 lần/phút trong 1 - 2 phút, sau đó lưu kim khoảng 5 phút.
Thông thường, liệu trình kéo dài 10 ngày liên tục, sau đó nghỉ 3 - 5 ngày trước khi bắt đầu đợt tiếp theo nếu cần.
Các phương pháp châm cứu hỗ trợ phục hồi liệt nửa người
Ngoài phương pháp châm cứu truyền thống, để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn sau tai biến mạch máu não, có thể kết hợp thêm các kỹ thuật châm cứu khác như:
1. Điện châm
Điện châm được thực hiện mỗi ngày một lần, duy trì lưu kim trong khoảng 20 - 30 phút, kéo dài từ 7 - 10 buổi cho mỗi liệu trình. Tùy vào tình trạng bệnh mà có thể áp dụng nhiều liệu trình liên tiếp.
Trong quá trình điện châm, cần sử dụng dòng điện phù hợp (tốt nhất là dòng điện một chiều ổn định) với cường độ thích hợp. Thời gian kích thích trong mỗi lần điều trị phải dựa trên phản ứng của bệnh nhân:
- Nếu người bệnh không cảm thấy mệt mỏi hay mất ngủ, có thể duy trì thời gian kích thích như cũ.
- Nếu xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, cần giảm thời gian kích thích vì có thể tổng lượng kích thích quá lớn.
Các huyệt được chọn để điện châm tương tự như châm cứu thông thường. Bệnh nhân thường được đặt ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để đảm bảo an toàn và thoải mái.
Điện châm dùng dòng điện kích thích huyệt đạo
2. Thủy châm
Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào các huyệt đạo nhằm hỗ trợ điều trị. Các loại thuốc thường sử dụng bao gồm vitamin B (B1, B6, B12) và những loại thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, nuôi dưỡng hệ thần kinh như cerebrolysin, citicoline, gliatilin,…
Một số huyệt thường được lựa chọn để thủy châm gồm Giáp tích, Kiên ngung, Phong thị, Túc tam lý, Giải khê,…
Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt đạo
3. Mãng châm
Mãng châm là kỹ thuật sử dụng kim dài từ 10 - 30 cm để xuyên huyệt, giúp cân bằng khí huyết trong cơ thể.
So với châm kim ngắn (hào châm), mãng châm có tác dụng mạnh hơn vì có thể tác động cùng lúc đến nhiều huyệt đạo trên một đường kinh hoặc giữa hai đường kinh khác nhau. Nhờ đó, phương pháp này mang lại hiệu quả tốt trong điều trị các di chứng liệt mặt, liệt nửa người hay rối loạn vận động do tai biến mạch máu não.
Tuy nhiên, mãng châm là kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao, có nguy cơ gây biến chứng nếu thực hiện không đúng cách và có thể khiến bệnh nhân lo lắng, sợ hãi. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn và do bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện.
Mãng châm sử dụng kim châm dài từ 10 - 30 cm để tác động vào huyệt đạo
Những điều cần lưu ý khi châm cứu liệt nửa người
Châm cứu là một phương pháp hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần thực hiện tại các cơ sở y tế đáng tin cậy, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn cao.
Người bệnh cần tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị và kiên trì theo đúng liệu trình. Do châm cứu tác động dần dần lên cơ thể, việc bỏ dở giữa chừng có thể ảnh hưởng đến kết quả phục hồi.
Trong quá trình thực hiện, một số phản ứng không mong muốn như vựng châm (chóng mặt, ngất), chảy máu, gãy kim… có thể xảy ra. Do đó, bác sĩ cần theo dõi sát sao và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh gây tâm lý hoang mang cho người bệnh.
Tạm kết
Châm cứu nửa người sau đột quỵ đã được chứng minh là một phương pháp an toàn, có hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên cần đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hiểu rõ về huyệt đạo và châm cứu thực hiện. Người bệnh không nên tự ý châm cứu để tránh nguy hiểm.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng