Cấp cứu đột quỵ: Vì sao “thời gian vàng” là chìa khóa cho sự sống?
Cấp cứu đột quỵ là gì và thời gian nào là “giờ vàng”?
Cấp cứu đột quỵ là quá trình áp dụng nhanh chóng các biện pháp y khoa như sử dụng thuốc làm tan huyết khối, can thiệp lấy huyết khối qua đường mạch máu, xử lý điểm mạch bị vỡ hoặc phẫu thuật lấy máu tụ trong não... Mục tiêu là khôi phục tuần hoàn máu, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và bảo toàn mạng sống cho người bệnh.
Các chuyên gia cho biết, khoảng thời gian 3-6 giờ đầu tiên kể từ khi đột quỵ xảy ra là giai đoạn tối ưu để điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết qua đường tĩnh mạch. Từ sau mốc 6 giờ và có thể kéo dài đến 24 giờ, các kỹ thuật như can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật thường được chỉ định để tiếp tục cứu chữa.
Xử lý đột quỵ trong “giờ vàng” là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, hôn mê sâu hoặc tử vong. Vì vậy, nhận biết sớm và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có năng lực điều trị đột quỵ trong thời gian sớm nhất là điều tối quan trọng.
Khi phát hiện một người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, việc nhận diện sớm và xử lý đúng cách có thể giúp cứu sống họ và giảm thiểu các di chứng nghiêm trọng.
Thời gian "vàng" cấp cứu đột quỵ
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Người bị đột quỵ có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu như: đau đầu dữ dội bất thường, chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng, nhìn đôi, méo miệng, nói ngọng, nói lắp, không nâng được cả hai tay cùng lúc, yếu hoặc tê một bên cơ thể… Trong những trường hợp này, thời gian là yếu tố sống còn – người bệnh cần được đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ càng nhanh càng tốt.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Hướng dẫn sơ cứu ban đầu khi gặp người nghi bị đột quỵ
Khi phát hiện người thân bị đột quỵ, cần ngay lập tức thực hiện các bước sơ cứu sau:
- Gọi ngay cấp cứu y tế: Liên hệ với số cấp cứu 115 hoặc số điện thoại cấp cứu của bệnh viện gần nhất có chuyên khoa thần kinh hoặc đơn vị can thiệp đột quỵ. Trong lúc chờ xe cấp cứu, có thể nhờ người thân hoặc người xung quanh hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện nếu điều kiện cho phép.
- Ghi nhớ thời gian và triệu chứng: Hãy lưu lại thời điểm đầu tiên bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường cũng như các triệu chứng cụ thể của người bệnh. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định thời gian khởi phát và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Hô hấp nhân tạo (nếu cần): Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đa số bệnh nhân đột quỵ không cần hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, nếu người bệnh ngưng thở hoặc bất tỉnh, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi có nhân viên y tế đến nơi.
- Giữ tư thế an toàn: Đặt người bệnh nằm nghiêng với góc 30–45 độ để tránh hít sặc. Nới lỏng quần áo, đảm bảo không gian thông thoáng. Nếu người bệnh thở khò khè hoặc có nhiều đờm dãi, có thể dùng khăn sạch quấn quanh ngón tay để lấy bớt dịch ra ngoài. Trong trường hợp co giật, hãy nhẹ nhàng đặt một vật mềm (như đũa bọc vải) vào giữa răng để tránh người bệnh cắn trúng lưỡi.
- Chuyển đến đúng nơi điều trị: Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế có khả năng can thiệp đột quỵ như truyền thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy cục máu đông bằng thiết bị chuyên dụng. Tránh đưa đến các cơ sở không đủ trang thiết bị vì có thể làm mất thời gian quý báu trong “giờ vàng” điều trị.
Hướng dẫn sơ cứu người đột quỵ đúng cách
Các phương pháp can thiệp khẩn cấp khi xảy ra đột quỵ
Sau khi xác định được nguyên nhân gây đột quỵ và đánh giá toàn diện tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ phối hợp cùng thân nhân để thống nhất phương án điều trị. Tùy vào loại đột quỵ (nhồi máu não hay xuất huyết não), mức độ tổn thương và khoảng thời gian từ lúc phát hiện triệu chứng, các kỹ thuật can thiệp dưới đây có thể được áp dụng:
1. Dùng thuốc tiêu huyết khối (rTPA)
Đây là phương pháp được chỉ định chủ yếu trong các ca đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não). Loại thuốc này có khả năng làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp phục hồi dòng máu lên não, nhờ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu oxy ở các vùng mô não bị ảnh hưởng.
Khoảng thời gian vàng để tiêm thuốc rTPA hiệu quả là trong vòng 3 đến 4,5 giờ đầu kể từ khi phát hiện đột quỵ. Trong một số tình huống đặc biệt (như đột quỵ khi đang ngủ – Wake-up Stroke), thời gian này có thể được cân nhắc mở rộng lên đến 6 giờ hoặc hơn nếu đáp ứng đủ điều kiện lâm sàng.
Thuốc tiêu huyết khối có 2 dạng như sau:
- Tiêu huyết khối qua đường tĩnh mạch (IV): Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch (thường tại vùng bẹn), rồi theo hệ tuần hoàn đến khu vực có cục máu đông để làm tan nó. Điều trị kịp thời có thể giúp người bệnh phục hồi hoàn toàn mà không để lại di chứng nghiêm trọng.
- Tiêu huyết khối qua đường động mạch (IA): Bác sĩ sẽ đưa một ống dẫn mảnh từ động mạch vùng bẹn đến thẳng vị trí mạch máu não bị tắc, và truyền thuốc tại chỗ. Phương pháp này giúp tối ưu hiệu quả trong trường hợp cần can thiệp chính xác vào vùng tổn thương.
Thuốc tiêu sợi huyết giúp loại bỏ cục máu đông trong não bộ chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ
2. Can thiệp mạch máu não
Nếu người bệnh bị tắc ở các mạch máu lớn hoặc thuốc tiêu huyết khối không đáp ứng, kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học sẽ được thực hiện. Đây là hình thức điều trị chuyên sâu bằng can thiệp nội mạch, với khung thời gian áp dụng hiệu quả là trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Các bước tiến hành bao gồm:
- Chụp mạch não bằng kỹ thuật DSA (số hóa xóa nền) để xác định chính xác vị trí cục máu đông.
- Luồn một ống thông (catheter) vào lòng mạch từ vùng bẹn, dẫn đến khu vực bị tắc.
- Sử dụng thiết bị chuyên biệt (như stent hoặc dụng cụ hút) để kéo cục máu đông ra ngoài, khơi thông dòng máu lên não.
Các biện pháp can thiệp mạch máu não hiện nay
3. Phẫu thuật
Với những trường hợp đột quỵ do xuất huyết não hoặc có khối máu tụ lớn gây chèn ép mô não, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở hộp sọ nhằm giải áp, lấy máu tụ và xử lý triệt để nguyên nhân gây chảy máu.
Trường hợp có dị dạng mạch máu (như dị dạng động tĩnh mạch – AVM), phẫu thuật có thể giúp bít tắc, cắt bỏ các cấu trúc bất thường, ngăn nguy cơ tái phát xuất huyết.
4. Kỹ thuật bít túi phình bằng vòng xoắn kim loại (Coiling)
Trong các ca đột quỵ do vỡ phình động mạch não, kỹ thuật coiling là lựa chọn điều trị ít xâm lấn, giúp ngăn máu rò rỉ ra khỏi thành mạch. Bác sĩ sẽ đưa các vòng xoắn kim loại siêu nhỏ vào túi phình để bịt kín điểm vỡ, tránh chảy máu thêm và giúp ổn định tình trạng bệnh nhân.
Tạm kết
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử lý kịp thời. Ngay khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tăng tiên lượng sống.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng