Báo động đột quỵ khi tập thể dục thể thao: Cách đơn giản để phòng tránh
Giải mã: Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do đột ngột bị gián đoạn cung cấp máu. gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể quá trình cung cấp máu. Khi đó, não không nhận đủ oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động, dẫn đến tổn thương tế bào não.
Nguyên nhân chủ yếu của đột quỵ xuất phát từ sự tắc nghẽn mạch máu nuôi não, thường do xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông làm cản trở dòng chảy. Ngoài ra, đột quỵ cũng có thể xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, khiến oxy không thể cung cấp đủ cho các vùng não cần thiết. Khi tình trạng này xảy ra, một phần não sẽ bị tổn thương hoặc chết đi, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Với những trường hợp sống sót, phần lớn bệnh nhân phải đối mặt với di chứng nghiêm trọng về vận động, thần kinh và nhận thức, chẳng hạn như liệt một phần cơ thể, suy giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, mất kiểm soát cảm xúc,...
Đột quỵ xảy ra bất ngờ do lưu lượng máu lên não bị ngắt quãng
Nguyên nhân gây đột quỵ khi tập thể dục, thể thao
Tập luyện thể thao với cường độ cao có thể khiến huyết áp và nhịp tim thay đổi đột ngột, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường hoặc các vấn đề về hô hấp. Khi đó, hệ tuần hoàn phải hoạt động quá mức để đáp ứng nhu cầu oxy và dưỡng chất, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, gây nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó, việc tập luyện quá sức mà không bổ sung nước và khoáng chất kịp thời cũng có thể làm cơ thể mất cân bằng điện giải, khiến quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ tai biến.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp cần thận trọng khi tập thể dục, vì nếu không điều chỉnh cường độ phù hợp, nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, người cao tuổi, người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đột quỵ khi vận động quá mức.
Tập luyện quá sức là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ
Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục, thể thao
- Người có bệnh lý nền:
Những người có sẵn yếu tố nguy cơ nhưng không có biểu hiện rõ ràng, chẳng hạn như dị dạng mạch máu não (phình động mạch), viêm cơ tim tiềm ẩn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não. Do những bệnh lý này thường không gây triệu chứng trước đó, người bệnh chỉ phát hiện ra khi cơn tai biến xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp.
- Người tập luyện quá sức:
Những người tập luyện quá sức, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục thể thao. Ví dụ, một người chỉ có thể chạy tối đa 5 km nhưng lại cố gắng nâng lên 30 km hoặc hơn trong thời gian ngắn, điều này có thể gây quá tải cho tim mạch và hệ tuần hoàn. Ở những người trẻ có nguy cơ tiềm ẩn như rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, dị dạng mạch máu não, việc tập luyện cường độ cao có thể dẫn đến cơn tăng huyết áp đột ngột và kích hoạt đột quỵ.
- Người cao tuổi:
Người cao tuổi cũng có nguy cơ cao hơn do khả năng điều hòa tuần hoàn não kém. Khi tập luyện gắng sức, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng gay gắt hoặc lạnh buốt), huyết áp có thể tăng đột biến, dễ dẫn đến đột quỵ. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người cao tuổi mắc sẵn các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hoặc những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc, ít vận động, mất ngủ kéo dài, thường xuyên căng thẳng.
Đối tượng nguy cơ cao mắc đột quỵ
Hướng dẫn xử lý đột quỵ khi tập thể dục thể thao
Nếu phát hiện một người nghi ngờ bị đột quỵ hoặc đã có dấu hiệu đột quỵ, cần ngay lập tức gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời. Đây là bước quan trọng để tận dụng “giờ vàng” trong điều trị, giúp giảm tổn thương não.
Trong lúc chờ xe cấp cứu, cần đảm bảo môi trường thông thoáng, hỗ trợ bệnh nhân duy trì nhịp thở ổn định. Nếu người bệnh còn tỉnh táo, nên để họ nằm trên một bề mặt phẳng. Nếu có dấu hiệu suy giảm ý thức hoặc nôn mửa, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn.
Để tránh làm bệnh tình nghiêm trọng hơn, tuyệt đối không tự ý cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Trong trường hợp bệnh nhân ngừng thở hoặc không có mạch, có thể tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 80-100 lần/phút cho đến khi tim đập lại hoặc nhân viên y tế có mặt.
Những việc nên làm và không nên làm khi phát hiện người đột quỵ
Cách đơn giản phòng ngừa đột quỵ khi tập thể dục thể thao
Để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, bạn cần chú ý:
- Điều trị bệnh lý nền:
Những người mắc bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch hay rối loạn mỡ máu cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay sử dụng thuốc không theo chỉ định. Trước khi bắt đầu thói quen tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các môn có cường độ cao, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế, nhất là bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nội tiết hoặc hô hấp.
- Khám sức khỏe định kỳ:
Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây đột quỵ và có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người trẻ, những người thường chủ quan và bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Tập thể dục cường độ vừa phải:
Mặc dù thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp với cùng một mức độ vận động. Vì vậy, cần điều chỉnh cường độ tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng cân đối. Người có bệnh nền nên cẩn trọng, tránh vận động quá sức và tốt nhất là tập luyện dưới sự giám sát của huấn luyện viên để theo dõi nhịp tim. Trước khi bắt đầu chế độ tập luyện thường xuyên hoặc tham gia các môn thể thao đòi hỏi sức bền, việc kiểm tra sức khỏe tổng quát là cần thiết để đảm bảo cơ thể đủ điều kiện thích nghi với cường độ vận động.
Lưu ý khi tập luyện để tránh đột quỵ
- Kiểm soát cân nặng:
Kiểm soát cân nặng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ tim mạch. Việc duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc tim mạch. Ngoài ra, giấc ngủ đầy đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm cũng giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Nên tập thể dục đều đặn từ 3-5 ngày mỗi tuần và tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, lòng đỏ trứng hay hải sản có vỏ.
- Duy trì thói quen sống lành mạnh:
Một số thói quen không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục như lạm dụng rượu bia, thức khuya, sinh hoạt thất thường hay tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể gây rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến béo phì, xơ vữa động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh nền.
- Tránh xa stress, căng thẳng:
Áp lực công việc và căng thẳng kéo dài cũng là yếu tố góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ khi vận động. Để giảm thiểu rủi ro, cần sắp xếp lịch trình làm việc hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh và hạn chế thức khuya để bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Tạm kết
Tỷ lệ tai biến mạch máu não khi tập thể dục thể thao đang gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Khi chơi thể thao, mỗi người cần chú ý thời gian luyện tập vừa phải, đồng thời thay đổi lối sống, tránh xa stress, ăn uống lành mạnh để không lo đột quỵ.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng