Bài test đột quỵ đứng một chân: Phát hiện nguy cơ chỉ trong vòng 20 giây
Bài test đột quỵ tham gia thử thách đứng một chân
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước hoặc chỉ biểu hiện qua những triệu chứng dễ bị bỏ qua. Nhằm phát hiện nguy cơ sớm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra bài kiểm tra bằng cách đứng một chân, nhắm mắt và giữ thăng bằng trong 20 giây. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.
Trào lưu kiểm tra đột quỵ bằng cách đứng một chân, còn được gọi là thử thách “One Leg Challenge” đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng đánh giá đây là một bài kiểm tra hữu ích, giúp nhận diện nguy cơ đột quỵ mà không tốn kém. Điều này đã khiến nhiều người bất ngờ và lo lắng hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Thử thách đứng một chân bắt nguồn từ nghiên cứu của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) nhằm kiểm tra nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu này được thực hiện trên gần 1.400 người, với độ tuổi trung bình từ 67 trở lên. Kết quả cho thấy, 95,8% người tham gia không thể giữ thăng bằng quá 20 giây. Những trường hợp này sau đó được chụp MRI não để đánh giá tình trạng mạch máu và kết quả gây bất ngờ với 50% có từ 1 – 2 ổ nhồi máu lỗ khuyết do cục máu đông và khoảng 45% xuất hiện vi xuất huyết trong não. Các chuyên gia gọi đây là “đột quỵ thầm lặng” - một dạng tổn thương não nguy hiểm nhưng ít biểu hiện rõ ràng.
Đột quỵ ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa
Hướng dẫn thực hiện bài test đột quỵ kiểm tra nguy cơ chỉ trong vòng 20 giây
Bài test đột quỵ này rất đơn giản, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại có chức năng hẹn giờ.
- Bước 2: Tháo giày, dép, giữ tư thế đứng thẳng và đặt một tay ngang hông.
- Bước 3: Chọn một chân làm trụ, co chân còn lại sao cho đầu gối tạo thành góc vuông.
- Bước 4: Nhắm mắt, giữ thăng bằng và bắt đầu tính thời gian.
Bạn có thể nâng cao độ khó bằng cách mở rộng hai tay sang ngang hoặc đưa tay lên đầu như trong tư thế yoga. Mặc dù đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể giữ thăng bằng quá 20 giây. Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện thử thách này và không có chấn thương ở chân, hãy cân nhắc kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến mạch máu não.
Test đột quỵ bằng bài tập giữ thăng bằng trong vòng 20 giây được khoa học chứng minh hiệu quả
Test đột quỵ bằng cách đứng một chân có thực sự hiệu quả
Khả năng giữ thăng bằng bằng cách đứng một chân có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì, hút thuốc lá… Khi các yếu tố này xuất hiện, thời gian giữ thăng bằng sẽ giảm xuống đáng kể. Đặc biệt, nếu không thể giữ tư thế này trong 20 giây, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến mạch máu não.
Ngoài ra, việc mất khả năng giữ thăng bằng cũng có thể báo hiệu sự suy giảm chức năng mạch thần kinh sâu trong não, chẳng hạn như tắc nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết não, khiến cơ thể khó phối hợp vận động nhịp nhàng giữa tay và chân.
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn do chảy máu hoặc hình thành cục máu đông. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển nhanh và có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện sớm. Vì các triệu chứng đột quỵ thường âm thầm trước khi bùng phát đột ngột, các phương pháp kiểm tra đơn giản như One Leg Challenge đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, giúp nhiều người chủ động đánh giá sức khỏe mạch máu của mình.
Tạm kết
Bài test đột quỵ kiểm tra khả năng giữ thăng bằng một chân của cơ thể được các nhà khoa học đánh giá cao. Nếu bạn hoặc người thân không thể giữ thăng bằng trong vòng 20 giây, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn nhé.
-
Hướng dẫn cách đặt tư thế, lăn trở cho người tai biến mạch máu não chuẩn nhất
Sau khi bị tai biến mạch máu não, việc thực hiện các hoạt động cơ bản trở nên vô cùng... -
Tư thế nằm cho bệnh nhân liệt nửa người: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Liệt nửa người là tình trạng mà bệnh nhân mất khả năng vận động ở một bên cơ thể –... -
Ăn gì bổ não? Tăng cường ngay nhóm thực phẩm này để bảo vệ não bộ, tăng cường trí nhớ
Não bộ được coi là bộ chỉ huy tiêu tốn năng lượng hàng đầu của cơ thể, có thể sử... -
Tắc mạch máu não nên uống thuốc gì để điều trị và phòng ngừa biến chứng?
Tắc nghẽn mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh... -
Các phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu não phổ biến hiện nay
Tắc nghẽn mạch máu não – còn gọi là hẹp động mạch cảnh do mảng bám xơ vữa – xảy... -
Tắc mạch máu não nên ăn gì? Top thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông
Tắc mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ). Việc lựa... -
Đột quỵ tái phát sau bao lâu? Bí quyết phòng ngừa đột quỵ tái phát
Đột quỵ tái phát sau bao lâu là nỗi băn khoăn thường trực của nhiều bệnh nhân sau khi trải... -
Các giai đoạn tai biến mạch máu não: Hiểu đúng để cứu sống người bệnh
Tai biến mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi xử lý kịp thời để hạn chế... -
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Hiệu quả như thế nào trong điều trị đột quỵ?
Thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc giúp ngăn chặn tiểu cầu kết dính lại với nhau –... -
Tắc nghẽn mạch máu não: Yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ
Nếu không xử lý kịp thời, tắc nghẽn mạch máu não có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm...
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Về chúng tôi
- Câu chuyện khách hàng
- Góc bệnh lý
- Tin tức tổng hợp
- Liên hệ
- Đặt hàng
- Thông tin sản phẩm
- Thành phần sản phẩm
- Công dụng sản phẩm
- Tai biến mạch máu não
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Chế độ ăn uống tập luyện
- Tin tức sự kiện
- Câu hỏi thường gặp
- Câu chuyện khách hàng